Tứ Mỹ nói riêng và tổng Đậu Xá nói chung là nơi gieo hạt nảy mầm của cách mạng Hương Sơn. Tháng 6/1930, Chi bộ Tứ Mỹ được thành lập do đồng chí Trần Bình làm Bí thư. Các tổ chức Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ, Tự vệ đỏ… nhanh chóng được thành lập. Những tin tức về phong trào đấu tranh của Nhân dân toàn tỉnh đã lan nhanh đến Tứ Mỹ, kích thích và cổ vũ phong trào cách mạng nơi đây phát triển. Tháng 4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hương Sơn được thành lập tại đình Tứ Mỹ với 17 đảng viên. Nơi đây đã trở thành điểm liên lạc, hội họp của Đảng bộ huyện Hương Sơn.
Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020
Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng
Đình làng Tứ Mỹ thuộc thôn Tứ Mỹ, tổng Đậu Xá (nay là xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi diễn ra nhiều cuộc tập hợp đấu tranh của quần chúng Nhân dân trong phong trào đấu tranh 1930 - 1931.
Dray Nur, Dray Sap – Bản hùng ca Tây Nguyên
Sự kiến tạo của địa chất qua hàng triệu năm cùng với thiên tình sử mang tính sử thi của người Ê Đê đã ban tặng cho vùng đất giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hai ngọn thác hoang sơ, kì vĩ và lãng mạn nhất vùng đất đỏ Tây Nguyên huyền thoại. Đó là thác Đray Nur (thác Vợ) và thác Đray Sap (thác Chồng).
Thác Dray Nur nằm ở địa phận buôn Kuốp, xã Dray Sap, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Cách đó một quãng không xa, du khách đi bộ qua cây cầu dây văng bằng thép sơn đỏ điệu đà và xuyên thêm đoạn đường rừng ngắn nữa là đến thác Dray Sap thuộc xã Nam Hà, huyện Krông Knô, tỉnh Đắk Nông.
Dray Nur và Dray Sap là hai ngọn thác đẹp nhất nằm trên dòng sông Serepok của Tây Nguyên hùng vĩ. Truyền thuyết của người Ê Đê ở Tây Nguyên kể rằng, xa xưa dòng sông Serepok chỉ một dòng chảy quanh co giữa đại ngàn. Thuở ấy, có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu một cô gái người ở buôn bên kia sông, nhưng do hai gia tộc có mối hiềm khích nên hai người không đến được với nhau. Buồn tình đôi trai gái đã cùng gieo mình xuống sông Serepok để mong được ở bên nhau trọn đời. Tức giận trước sự ích kỉ của dân làng, Giàng (ông Trời) đã nổi giông gió chia tách sông Serepok thành hai dòng, cắt đường qua lại giữa hai buôn. Hai nhánh sông ấy mang hai cái tên là sông Krông Ana (còn gọi là sông Cái) sinh ra ngọn thác Dray Nur (còn gọi là thác Vợ), và sông Krông Knô (sông Đực) sinh ra thác Dray Sáp (còn gọi là thác Chồng). Từ bấy đến nay, thác Vợ - thác Chồng luôn nằm gần nhau, quấn quýt chung dòng nước chẳng bao giờ rời.
Thác Dray Nur nằm ở địa phận buôn Kuốp, xã Dray Sap, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Cách đó một quãng không xa, du khách đi bộ qua cây cầu dây văng bằng thép sơn đỏ điệu đà và xuyên thêm đoạn đường rừng ngắn nữa là đến thác Dray Sap thuộc xã Nam Hà, huyện Krông Knô, tỉnh Đắk Nông.
Dray Nur và Dray Sap là hai ngọn thác đẹp nhất nằm trên dòng sông Serepok của Tây Nguyên hùng vĩ. Truyền thuyết của người Ê Đê ở Tây Nguyên kể rằng, xa xưa dòng sông Serepok chỉ một dòng chảy quanh co giữa đại ngàn. Thuở ấy, có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu một cô gái người ở buôn bên kia sông, nhưng do hai gia tộc có mối hiềm khích nên hai người không đến được với nhau. Buồn tình đôi trai gái đã cùng gieo mình xuống sông Serepok để mong được ở bên nhau trọn đời. Tức giận trước sự ích kỉ của dân làng, Giàng (ông Trời) đã nổi giông gió chia tách sông Serepok thành hai dòng, cắt đường qua lại giữa hai buôn. Hai nhánh sông ấy mang hai cái tên là sông Krông Ana (còn gọi là sông Cái) sinh ra ngọn thác Dray Nur (còn gọi là thác Vợ), và sông Krông Knô (sông Đực) sinh ra thác Dray Sáp (còn gọi là thác Chồng). Từ bấy đến nay, thác Vợ - thác Chồng luôn nằm gần nhau, quấn quýt chung dòng nước chẳng bao giờ rời.
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020
Đề xuất điều chỉnh 38 tên đường không chính xác ở TP.HCM
Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP xem xét điều chỉnh 38 tên đường đặt không chính xác trên địa bàn.
Sở Văn hóa - thể thao TP cho biết đề xuất này dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề án công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020 vừa được báo cáo UBND TP.
Cụ thể, 38 tên đường không chính xác được chia làm 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất (gồm 5 đường) là nhân vật trên bảng tên đường bị sai so với quyết định của UBND TP.HCM, như đường Bùi Hữu Diên (tên trong quyết định) - Bùi Hữu Diện (tên ghi trên bảng tên đường); đường Đỗ Cơ Quang - Đỗ Quang Cơ; đường Nguyện Trọng Trì - Nguyễn Trọng Trí; đường Đoàn Triết Minh - Đoàn Minh Triết...
Đường Kha Vạn Cân ở Q.Thủ Đức được đề xuất đổi thành Kha Vạng Cân.
Ảnh: Nguyên Vũ. Báo Thanh niên
Sở Văn hóa - thể thao TP cho biết đề xuất này dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề án công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020 vừa được báo cáo UBND TP.
Cụ thể, 38 tên đường không chính xác được chia làm 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất (gồm 5 đường) là nhân vật trên bảng tên đường bị sai so với quyết định của UBND TP.HCM, như đường Bùi Hữu Diên (tên trong quyết định) - Bùi Hữu Diện (tên ghi trên bảng tên đường); đường Đỗ Cơ Quang - Đỗ Quang Cơ; đường Nguyện Trọng Trì - Nguyễn Trọng Trí; đường Đoàn Triết Minh - Đoàn Minh Triết...
Ngôi chùa 50 năm tuổi trong chung cư
Khi xây chung cư, chủ đầu tư dành hẳn một dãy tầng trên cùng để dựng chùa Từ Đức, quận 5 cho bà con trong vùng có nơi lễ Phật.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)