Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Nhộn nhịp mùa "vàng" trên rẻo cao Tả Lèn

Trong tiết trời thu tháng 8 âm lịch, khắp các triền núi, những thửa ruộng bậc thang phủ kín sắc vàng, nhộn nhịp vào mùa thu hoạch. 

Cánh đồng Tả Lèng nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 5km, có diện tích rộng hàng trăm ha và nơi đây từng là vựa cây thuốc phiện ở Tây Bắc

Những trải nghiệm hấp dẫn chỉ có ở TP HCM

Làm phi công, du ngoạn trên sông, tour Biệt động thành hay ngắm thành phố từ Landmark 81 SkyView là những trải nghiệm khác biệt của thành phố phía Nam.

Từ tháng 11, khách du lịch khi đến TP HCM có thể trải nghiệm dịch vụ lái máy bay từ buồng lái giả định. Với mức phí khoảng 4,3 triệu đồng, khách sẽ được "điều khiển" máy bay Airbus A320 qua các địa hình trong điều kiện thời tiết khác nhau, cảm giác thật hứa hẹn đến 96%. Ảnh: Phi Nhất

Thơm ngon gỏi mít non

Ngày bé, mỗi dịp hè tôi lại được về thăm quê nội. Trưa hè oi bức, bà lại ra vườn hái mít non làm gỏi trộn, món ăn tuy đơn giản, nhưng rất ngon và đã đi vào ký ức tuổi thơ tôi như một kỷ niệm khó phai mờ. 

Mít non có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng với chúng tôi, ngon nhất có lẽ là món mít non trộn. Những sợi mít nhỏ nhắn, điểm vào cọng rau thơm, trẻ con miền quê đứa nào cũng thích. Bà bảo phải chọn trái mít suông, chưa nở gai, xẻ đôi ra có màu trắng ngà thì món trộn mới ngon. Mít non hái vào, bà tỉ mỉ gọt bỏ phần gai xanh, lấy phần da trắng và phần thịt, cắt bỏ cùi, xẻ mít thành từng miếng lớn dọc theo chiều dài của cuống mít để khi luộc vẫn giữ nguyên được vị ngon ngọt. 

Mít non trộn dân dã. 

Sao sáng sông Trà

Chí sĩ yêu nước Lê Ngung là một trong những ngôi sao sáng ở vùng đất sông Trà. Tài liệu lịch sử đã viết: Lê Ngung là một trong 284 Anh hùng của Việt Nam. Bảo tàng Tổng hợp tỉnh hiện đang làm hồ sơ đề nghị công nhận mộ và đền thờ Lê Ngung là di tích lịch sử cấp tỉnh, như là cách để nhắc nhớ thế hệ hôm nay và mai sau về một con người có tấm lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất. 

Chuyện ông Tú Ngung 

Chúng tôi tìm về xã Bình Thanh (Bình Sơn), nơi tọa lạc mộ và nhà thờ Lê Ngung. Qua lời kể của ông Lê Thanh Hùng, cháu đời thứ 3 của cụ Lê Ngung, mỗi người đều trào dâng niềm xúc động, hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng yêu nước thương dân, sự hy sinh cao cả của cụ Lê Ngung. 

Nhà thờ chí sĩ yêu nước Lê Ngung. 

Chợ Chùa- mạch nối quá khứ và hiện tại

Chợ Chùa vừa là tên chợ, vừa là tên thị trấn của huyện Nghĩa Hành. Nằm ven Tỉnh lộ 624B, cách TP.Quảng Ngãi 8km về hướng tây bắc, dấu tích của chợ Chùa xưa còn lại là miếu bà nằm bên chợ, nơi con người đã in dấu trên vùng đất một thời buôn bán sôi động giữa hai miền Kinh - Thượng.

Trở lại thị trấn Chợ Chùa, chúng tôi được gặp một số cụ cao niên từng gắn liền với chợ Chùa. Cụ Nguyễn Thiệt (1938) ở thôn Xuân Vinh, xã Hành Đức (Nghĩa Hành) thong thả ăn sáng bên góc chợ Chùa bảo: Thỉnh thoảng tôi đến chợ Chùa, không phải mua những thứ cần thiết mà chỉ để nhớ về ký ức xa xưa...

Theo lời kể, tuổi thơ ông Thiệt sớm gắn liền với chợ Chùa. Mới lên 7 tuổi ông đã bị tật ở chân, nên sớm học nghề may vá. Tiệm may của ông nằm bên hông chợ Chùa. Vì vậy, ông đã chứng kiến nhiều câu chuyện văn hóa, sự phát triển, giao thương một thời ở chợ Chùa. 

Chợ Chùa (Nghĩa Hành) hôm nay. 

Nhớ món canh tôm rau đắng

Giữa phố đông người, tình cờ nghe bài hát “Còn thương rau đắng mọc sau hè” của cố nhạc sĩ Bắc Sơn, bao nhiêu ký ức tuổi thơ ùa về trong tôi. Nhớ bàn tay ân cần của mẹ nấu bát canh rau đắng với tôm, nhớ mỗi lần bị cảm sốt mẹ vội tìm rau đắng nấu với lá xông hay gội đầu mỗi khi khỏi bệnh.

Ngày đó, cứ sau mỗi trận mưa dông, xung quanh nhà cỏ mọc tua tủa, đặc biệt là rau đắng. Rau có cọng nhỏ, mọc thành luống rậm, xanh mướt, làm dịu mát nắng hè oi ả. Các bà mẹ quê thường dùng loại rau này để chế biến thành thức ăn giải nhiệt. 

Rau đắng nấu canh tôm là món ăn giải nhiệt ngày hè. 

Chà là – miền ký ức của tuổi thơ

Sáng nay đi ngang chợ quê, tình cờ nhìn thấy một phụ nữ lớn tuổi ngồi bên rổ chà là, bao nhiêu ký ức tuổi thơ chợt ùa về...

Ngày trước, trẻ con ở quê thường không được ăn quà vặt. Những trái cây từ núi rừng là món quà mà đứa nhỏ nào cũng thích, nhất là quả chà là. Mùa chà là chín rộ vào vào tháng 5. Đám trẻ con chúng tôi í ới gọi nhau vào rừng hái chà là. 

Trái chà là từng là cả tuổi thơ của bao người. 

Cháo lòng, bánh hỏi

Hỏi bữa sáng người Quảng thường ăn gì, thì đa phần sẽ trả lời: Cháo lòng - bánh hỏi. Thực chất hai món điểm tâm này có thể bán riêng biệt ở các quán khác nhau, nhưng ở Quảng Ngãi đến quán cháo lòng, thì hầu hết ai cũng kêu thêm đĩa bánh hỏi để ăn cùng.

Thật ra, bánh hỏi và lòng heo vốn không phải là món ăn chỉ Quảng Ngãi mới có. Thế nhưng, mỗi vùng miền lại có một cách kết hợp và thưởng thức khác nhau. Ở quê tôi, tô cháo, đĩa lòng heo, bánh hỏi sẽ được xếp riêng kèm rau sống. Gắp một lá bánh hỏi, kèm thêm miếng lòng heo và ít rau sống, rồi chấm nước mắm đã pha đậm vị. Thi thoảng lại bẻ miếng bánh tráng nướng giòn giòn thơm thơm, húp vài thìa cháo ấm ấm nữa thì đúng là không gì bằng! Hương vị rất riêng ấy đã khiến bao người "phải lòng" món ăn này. 

Món cháo lòng, bánh hỏi. 

Cây đa Di sản đền Thánh Tản

Cây đa cổ thụ trong khuôn viên đền thờ Tản Viên Sơn Thánh ở xóm Quýt (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) là “báu vật” xanh của vùng đất Xứ Đoài ngàn năm mây phủ. 

Ở Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích, gắn liền với phong cảnh làng quê “cây đa, bến nước, sân đình”. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Câu chuyện về cây đa cổ thụ xóm Quýt nằm bên đền cổ thờ Tản Viên Sơn Thánh được nhắc đến nhiều lần trong câu chuyện của các chuyên gia thuộc Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) nhưng chỉ khi bước chân đến nơi này mới có thể cảm nhận được sự hoành tráng của một trong những cây đa cổ thụ được cho là lớn nhất ở Việt Nam.

Cây đa xóm Quýt nằm trong khuôn viên bên Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh.

Bức tường làm từ 1.000 cối đá thành điểm check-in độc đáo

Nằm bên gành Đá Đĩa (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), có bức tường được làm từ 1.000 cối đá xếp chồng lên nhau khiến du khách vô cùng thích thú.

Những cối xay bằng đá lớn, nhỏ được chủ nhân cẩn thận lựa chọn và sắp đặt trở thành địa điểm check-in mới lạ đối với du khách khi đến với Phú Yên - Ảnh: LÂM THIÊN 

Đây là ý tưởng của anh Nguyễn Minh Nghiệp (42 tuổi, chủ khu Không gian trưng bày Hồn Xưa). Không gian này là bức tranh văn hóa thu nhỏ rất sinh động của các tộc người đã và đang sinh sống trên mảnh đất Phú Yên hiền hòa được anh Nghiệp dày công sưu tầm, góp nhặt trong hơn 20 năm.