Nghệ nhân Ngô Minh Phong tận tâm truyền nghề cho thế hệ trẻ nhất của làng rối nước Đào Thục
Sau khi về quê, ông đã lập ra các phường, hội: phường Võ, phường Thầy (dạy học), phường Thợ (nghề mộc, xây dựng), phường Cối (đóng cối xay gạo)... và đặc biệt là phường Rối. Bởi khi làm quan trong triều Lê, được tiếp cận với các loại hình múa rối đặc sắc của nhiều địa phương, ông đã chắt lọc nghệ thuật tinh hoa đó đem về truyền lại cho dân làng của mình.
Qua nhiều thăng trầm, đến năm 1984 với sự tài trợ của Hiệp hội múa rối thế giới và Tổ chức UNIMA (UNESCO), làng rối Đào Thục được Đoàn múa rối Hà Nội (nay là Nhà hát múa rối Thăng Long) giúp từng bước phục hồi.
Trong số những nghệ nhân hết lòng trong việc gây dựng loại hình nghệ thuật của làng, không thể không nhắc đến cựu chiến binh, đại tá về hưu, Anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Thế Văn.
Ngoài việc dạy cho hậu bối những tiết mục quen thuộc, ông còn viết kịch bản tiết mục Hà Nội 12 ngày đêm, đây là hồi ức của ông về những ngày ác liệt chiến thắng B52 bảo vệ Hà Nội, bảo vệ miền Bắc.
Đặc biệt tiết mục Anh Ba Khía - kết hợp từ nhân vật chú Tễu ở miền Bắc và anh Ba Khía ở miền Nam. Ông cũng là người giới thiệu, dẫn chương trình vui tươi chào đón khán giả với lối chơi rối riêng của làng mình.
Làng có hơn 30 diễn viên, ca sĩ, nhạc công là những nghệ sĩ không chuyên. Với họ, ngoài những công việc mưu sinh khác nhau, họ có chung lòng yêu nghề, say mê luyện tập, biểu diễn phục vụ rối nước cho bà con và du khách.
Ông Đinh Thế Văn hướng dẫn nghệ nhân trẻ Đinh Thế Dũng chế tác và khôi phục những con rối
Ông Văn trong những ngày chờ qua dịch COVID-19
Trên 30 diễn viên của làng Đào Thục với nhiều công việc mưu sinh khác nhau nhưng rất yêu nghề
Năm 2019 - sau hai lần xây dựng và thay đổi, một tòa Thủy đình khang trang đã được xây dựng mới
Truyền nghề, cảm xúc nghệ thuật và trách nhiệm giữ gìn nét văn hóa truyền thống dân gian mà làng đã có 300 năm nay là một công việc quan trọng của những nghệ nhân cao niên
HOÀNG NGỌC THẠCH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét