Mỗi khi nhắc đến những chiến thắng hào hùng của quân và dân Cà Mau thì không thể không nhớ đến vai trò liên lạc của Nhà Dây Thép trong cuộc chiến giành độc lập cho dân tộc. Di tích lịch sử Nhà Dây Thép nằm ở vị trí trung tâm thành phố, tọa lạc tại góc đường Lê Lợi – Lý Bôn, khóm 3, phường 2, thành phố Cà Mau.
Với giới trẻ ngày nay, ba chữ “nhà dây thép” khá lạ lẫm, thực ra đó là nhà bưu điện được thực dân Pháp xây dựng vào khoảng năm 1910 để thực hiện chức năng thông tin liên lạc phục vụ cho bộ máy cai trị và khai thác thuộc địa của chúng. Tận dụng tình hình, cách mạng Việt Nam đã biến nơi đây trở thành đầu mối thông tin liên lạc giữa Xứ ủy Nam Kỳ với Chi bộ Đảng Cà Mau trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
Từ năm 1930 đến 1939, Xứ ủy Nam Kỳ và Đặc ủy Hậu Giang đã chọn Nhà Dây Thép là địa điểm liên lạc, đồng chí Lê Tồn Khuyên (nhân viên Nhà Dây Thép) được giao nhiệm vụ phụ trách đầu mối liên lạc của Đảng tại khu vực Cà Mau.
Từ điểm liên lạc này, Đảng bộ Cà Mau đã nhận được những tin tức quan trọng cũng như sự chỉ đạo kịp thời để củng cố lực lượng và phát động quần chúng nhân dân đấu tranh cách mạng và giành được nhiều thắng lợi.
Di tích Nhà Dây Thép không những là di tích lịch sử cách mạng của tỉnh, mà còn là công trình ghi nhận dấu ấn lịch sử phát triển của ngành giao thông liên lạc ở Cà Mau.
Qua thời gian, Nhà Dây Thép bị hư hại nặng nên đến năm 1999, tỉnh Cà Mau đã thống nhất phục dựng lại theo nguyên mẫu và đến năm 2004, ngôi nhà được khánh thành và đưa vào sử dụng. Do điều kiện hoạt động bí mật nên các di vật trong di tích không còn lưu giữ được, mà hiện nay Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã phục chế các hiện vật, tài liệu, hình ảnh có liên quan đến di tích, đồng thời trưng bày hoàn chỉnh tại di tích, phục vụ tốt cho khách đến du lịch Cà Mau tham quan nghiên cứu. Đồng thời trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau hiểu sâu sắc hơn về cuộc đấu tranh của nhân dân Cà Mau trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Ngày 02/6/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Nhà Dây Thép tại Cà Mau là Di tích cấp Quốc gia.
Từ năm 1930 đến 1939, Xứ ủy Nam Kỳ và Đặc ủy Hậu Giang đã chọn Nhà Dây Thép là địa điểm liên lạc, đồng chí Lê Tồn Khuyên (nhân viên Nhà Dây Thép) được giao nhiệm vụ phụ trách đầu mối liên lạc của Đảng tại khu vực Cà Mau.
Từ điểm liên lạc này, Đảng bộ Cà Mau đã nhận được những tin tức quan trọng cũng như sự chỉ đạo kịp thời để củng cố lực lượng và phát động quần chúng nhân dân đấu tranh cách mạng và giành được nhiều thắng lợi.
Di tích Nhà Dây Thép không những là di tích lịch sử cách mạng của tỉnh, mà còn là công trình ghi nhận dấu ấn lịch sử phát triển của ngành giao thông liên lạc ở Cà Mau.
Qua thời gian, Nhà Dây Thép bị hư hại nặng nên đến năm 1999, tỉnh Cà Mau đã thống nhất phục dựng lại theo nguyên mẫu và đến năm 2004, ngôi nhà được khánh thành và đưa vào sử dụng. Do điều kiện hoạt động bí mật nên các di vật trong di tích không còn lưu giữ được, mà hiện nay Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã phục chế các hiện vật, tài liệu, hình ảnh có liên quan đến di tích, đồng thời trưng bày hoàn chỉnh tại di tích, phục vụ tốt cho khách đến du lịch Cà Mau tham quan nghiên cứu. Đồng thời trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau hiểu sâu sắc hơn về cuộc đấu tranh của nhân dân Cà Mau trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Ngày 02/6/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Nhà Dây Thép tại Cà Mau là Di tích cấp Quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét