Thanh long đao nặng hơn 25 kg lưu giữ tại khu di tích tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan (huyện Kiến Thụy) được công nhận là bảo vật quốc gia đầu năm nay.
Trải qua hàng trăm năm, thanh long đao đã bị han rỉ và sứt mẻ song vẫn giữ được hình dáng khá nguyên vẹn với chiều dài 2,55 m, cân nặng 25,6 kg, lưỡi đao 0,95 m, cán đao 1,60 m bằng sắt rỗng.
Một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao. Chỗ hình đầu rồng có "cá" chốt chặt lưỡi vào cán đao.
Theo nhiều tài liệu, thanh long đao này được cho là vũ khí của Mạc Thái Tổ - Mạc Đăng Dung (1483 - 1541). Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kim Môn, trấn Hải Dương, nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.
Một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao. Chỗ hình đầu rồng có "cá" chốt chặt lưỡi vào cán đao.
Theo nhiều tài liệu, thanh long đao này được cho là vũ khí của Mạc Thái Tổ - Mạc Đăng Dung (1483 - 1541). Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kim Môn, trấn Hải Dương, nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.
Thanh long đao của vua Mạc Đăng Dung đang được lưu thờ tại di tích khu tưởng niệm Vương triều Mạc. Ảnh: Giang Chinh
Tương truyền thanh long đao từng giúp Mạc Đăng Dung đoạt chức vô địch trong cuộc thi tuyển dũng sĩ tại Giảng võ đường ở Thăng Long thời Lê sơ. Ông đã trúng Đô lực sĩ xuất thân (Võ Trạng nguyên) và được xung quân túc vệ. Thời còn là tướng dưới triều Lê sơ, Mạc Đăng Dung đã sử dụng thanh long đao này để xông pha trận mạc và thắng lớn trong nhiều trận dẹp quân phản loạn. Khi người băng hà, thanh long đao được thờ ở thái miếu Thăng Long, sau đó được rước về lăng miếu Cổ Trai.
Tuy nhiên, do chiều dài và cân nặng của thanh long đao, một số nhà nghiên cứu phân tích vũ khí này mang ý nghĩa biểu tượng sức mạnh, vương quyền của một triều đại hơn là thanh đao chiến trận thực sự.
Theo GS Đinh Khắc Thuân (Viện nghiên cứu Hán Nôm), thanh long đao là biểu tượng của uy quyền, ít có khả năng được dùng làm vũ khí trong thời phong kiến vì nặng tới hơn 25 kg. "Thanh đao có giá trị độc bản, hiếm có và gắn với dòng họ, vương triều nhà Mạc, nên tôi ủng hộ công nhận là bảo vật quốc gia", ông Thuận nói.
Còn ông Ngô Đăng Lợi - nguyên chủ tịch Hội khoa học lịch sử Hải Phòng, cho rằng "Mạc Thái Tổ có sức khỏe hơn người, giỏi võ nghệ và sử dụng binh khí này đánh trận trên lưng ngựa".
Trên thân long đao có một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao. Ảnh: Ban quản lý di tích cung cấp
Cuối năm 1592, Mạc triều thất thủ, Thân vương Mạc Đăng Thận - cháu 4 đời của Mạc Đăng Dung, người coi giữ Lăng miếu, đã giả làm nhà buôn mang theo long đao của Tiên đế xuống thuyền lánh nạn đến đất Kiên Lao (Phủ Thiên Trường, Nam Định) định cư ở đó.
Để tránh nhà Trịnh truy sát, diệt vong, theo lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đăng Thận cùng gia quyến đổi sang họ Phạm.
Mặc dù phải mai danh ẩn tích nhưng họ Phạm gốc Mạc vẫn thờ phụng bảo đao trang nghiêm tại từ đường ở thôn Ngọc Tĩnh. Đến năm 1821, thanh long đao được cất giấu để tránh bị lấy ra sử dụng trong các cuộc khởi nghĩa chống triều đình lúc đó.
Vào năm 1938, con cháu chi họ Phạm gốc Mạc ở Ngọc Tỉnh trong lúc tu sửa lại từ đường, đào hồ bán nguyệt đã tìm lại được thanh long đao của tổ tiên bị thất truyền nên rước về từ đường thờ phụng, bảo quản.
Năm 2010, Khu tương niệm Vương triều Mạc ở Hải Phòng khánh thành, chi họ Phạm gốc Mạc đã nghinh rước thanh long đao về thờ tại Thái Miếu trong Khu tưởng niệm.
Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, Uỷ viên Hội đồng di sản quốc gia, nhận định, thanh long đao là hiện vật cổ, độc bản, có hình thức độc đáo, trang trí tỉ mỉ, tinh tế. Hiện vật này đủ điều kiện để được công nhận là bảo vật quốc gia bởi ngoài giá trị cổ vật còn có giá trị rất lớn về tính biểu tượng (giá trị phi vật thể).
"Thanh long đao có giá trị biểu tượng bởi gắn liền với dòng họ Mạc và truyền thuyết về vua Mạc Đăng Dung - người gây dựng lên vương triều tạo ra được nhiều thành quả cho đất nước, có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc", ông Quân nói và cho biết thêm nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định, sắt của thanh long đao được rèn hoàn toàn từ quặng sắt khai thác trong tự nhiên, chứ không phải sắt công nghiệp; phần khuyên cũng bằng đồng tự nhiên.
Được biết đến nay một số họa tiết, hoa văn trên thân thanh long đao cũng như ai là tác giả của họa tiết đó vẫn là ẩn số đối với các nhà nghiên cứu.
Giang Chinh - Viết Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét