21 năm qua, dân làng biển Phước Hải đã chôn cất 455 cá Ông (cá voi) tại nghĩa trang rộng 2.000 m2, thờ cúng và chịu tang như cha mẹ.
Nghĩa địa cá voi ở làng Phước Hải (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) nằm mép bờ biển. Giữa nghĩa địa là đền hình lục giác thờ cá Ông, bao quanh là rừng dương cao ngút ngàn.
Bên phải nghĩa địa hiện có hơn 60 ngôi mộ cá được chôn cất từ vài tháng đến gần 3 năm. Tính từ khi thành lập năm 1999, nghĩa trang đã chôn 455 cá Ông. Ngư dân làng chài lâu đời này xem cá voi là hiện thân của linh thiêng, may mắn. Họ gọi tôn kính là cá Ông.
Từ lâu việc chôn cất và thờ cúng cá Ông không chỉ mang yếu tố tâm linh mà đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của cư dân miền biển. Cá Ông chết gọi là "lụy". Tương truyền người đầu tiên phát hiện cá Ông lụy được coi là con trai cả, phải chịu tang như đối với ông bà, cha mẹ.
Từ lâu việc chôn cất và thờ cúng cá Ông không chỉ mang yếu tố tâm linh mà đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của cư dân miền biển. Cá Ông chết gọi là "lụy". Tương truyền người đầu tiên phát hiện cá Ông lụy được coi là con trai cả, phải chịu tang như đối với ông bà, cha mẹ.
Mỗi ngôi mộ đều được dựng bia ghi "Nam Hải chi mộ" và thông tin ngày, tháng, năm phát hiện cá bị nạn. Phía sau bia ghi tên chủ ghe.
Ông Danh Hường, 70 tuổi, người chăm sóc nghĩa địa cho biết, mỗi năm có hàng chục Ông lụy, nhiều nhất vào các tháng đầu năm và chủ ghe phát hiện đều nhanh chóng đưa vào bờ.
Ông Danh Hường, 70 tuổi, người chăm sóc nghĩa địa cho biết, mỗi năm có hàng chục Ông lụy, nhiều nhất vào các tháng đầu năm và chủ ghe phát hiện đều nhanh chóng đưa vào bờ.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Uyên (30 tuổi) đến mộ Ông cầu xin bình an, may mắn cho chồng và những người anh em trong gia đình đang đánh bắt trên vùng biển Côn Đảo.
"Năm ngoái, tàu của gia đình tôi đưa hai ông vào chôn cất và chịu tang. Ngoài làm giỗ 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu thì hàng tháng chúng tôi đều dâng hoa, trái cây thắp nhang cúng Ông", chị Uyên nói.
"Năm ngoái, tàu của gia đình tôi đưa hai ông vào chôn cất và chịu tang. Ngoài làm giỗ 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu thì hàng tháng chúng tôi đều dâng hoa, trái cây thắp nhang cúng Ông", chị Uyên nói.
Bên trong đền hình lục giác thờ hình ảnh, tượng và xương cá Ông. Đây là nơi ngư dân đến chiêm bái trước mỗi chuyến vươn khơi. Họ cầu mong chuyến đi may mắn, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang.
Kế bên nghĩa địa là Dinh Ông Nam Hải được xây cất khá quy mô, có từ thời vua Gia Long. Ông Nguyễn Ngọc Thế, Vạn trưởng Dinh cho biết, trước đây Ông được chôn cất trong khuôn viên Dinh này. 21 năm trước, lo ngại ô nhiễm môi trường khi cư dân ngày càng đông đúc, dân làng đã khai khẩn đất hoang lập nghĩa địa như hiện nay.
Bộ xương cá voi dài gần 2 m, được sơn bóng, cùng 2 tượng cá được đặt trang trọng trong dinh. 24 năm trước, con cá này còn sống dạt vào bờ biển Phước Hải. Trong ba ngày, ngư dân ba lần đưa ra xa bờ, song cá vẫn quay vào nên khiêng về nghĩa địa chôn cất.
Sau ba năm, chủ ghe sẽ làm lễ bốc cốt rồi thỉnh Ông đưa vào Dinh Nam Hải cách nghĩa địa gần một km để thờ tự và được "xả tang".
Ông Thế kể, 44 năm đi biển thì hai lần bị sóng nhấn chìm tàu. "Những lần đó nghĩ không còn cơ hội sống. Vái Ông xong tàu nổi lên một chút, rồi được cứu", ông Thế nói. Sau khi con tiếp quản tàu, hàng ngày ông đến Dinh quét dọn, lau chùi để Ông giúp con mình.
Tấm bảng của Trung tâm sách kỷ lục xác lập Nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam, năm 2011 được treo trang trọng tại dinh Ông Nam Hải.
Hàng năm, ngày 16/2 âm lịch, làng chài Phước Hải tổ chức lễ Nghinh Ông long trọng, thu hút khách thập phương từ TP HCM và các tỉnh lân cận về tham dự.
Hàng năm, ngày 16/2 âm lịch, làng chài Phước Hải tổ chức lễ Nghinh Ông long trọng, thu hút khách thập phương từ TP HCM và các tỉnh lân cận về tham dự.
Trường Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét