Nếu có dịp ghé thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều bất ngờ với nét độc đáo về lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa. Ngôi chùa còn như một bảo tàng Khmer thu nhỏ, giúp du khách cảm nhận, khám phá những nét đặc sắc, thú vị.
Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay còn được mọi người quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại Khóm 2, Phường 5 (TP. Sóc Trăng). Chùa Som Rong đã có từ lâu, đầu tiên được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, xung quanh có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển nên nhà chùa lấy tên của loài cây Som Rong, có hoa gọi là Bôtum để đặt tên cho chùa. Sau đó, ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần với tổng thể kiến trúc gồm có chánh điện, sala, tịnh xá, thư viện, các tháp để tro cốt của người mất…
Đầu tiên, cổng chùa được dựng theo lối tam quan. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), cổng được đắp nổi bởi các mảng phù điêu với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng, kết hợp ít màu hồng nhạt. Riêng con đường từ cổng đi vào chùa được phủ đầy bóng mát của cây sao cổ thụ, những khối kiến trúc kỳ vĩ, với nhiều màu sắc sặc sỡ mang đậm văn hóa truyền thống Khmer hiện ra.
Đầu tiên, cổng chùa được dựng theo lối tam quan. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), cổng được đắp nổi bởi các mảng phù điêu với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng, kết hợp ít màu hồng nhạt. Riêng con đường từ cổng đi vào chùa được phủ đầy bóng mát của cây sao cổ thụ, những khối kiến trúc kỳ vĩ, với nhiều màu sắc sặc sỡ mang đậm văn hóa truyền thống Khmer hiện ra.
Chùa Som Rong với nét kiến trúc độc đáo. Ảnh: KGT
Chánh điện là nơi thờ Phật chính trong những công trình kiến trúc của chùa. Toàn bộ chánh điện được nâng đỡ bởi 6 hàng trụ cột, với tầng mái được kết cấu khá đặc biệt gồm 3 hệ thống mái chồng lên nhau theo một khoảng cách nhất định. Ở mỗi góc của tầng mái được trang trí hình tượng rồng của đồng bào Khmer. Phần mái tiếp giáp với cột được trang trí hình tượng nữ thần Keynor và chim thần Krud, vừa góp phần tạo nên sự chắc chắn, khỏe khoắn cho các bộ cột chống đỡ phần mái đồ sộ, vừa góp phần làm tăng vẻ đẹp và sự uy nghi cho công trình. Hai bên lối vào chánh điện là hình tượng kỳ lân với nét hung tợn, đứng canh giữ cửa nhằm ngăn cái ác và bảo vệ Đức Phật. Trên những vách tường và trần của chánh điện là những bức bích họa mô tả về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Bệ thờ trong chánh điện thờ nhiều tượng Đức Phật Thích Ca.
Sau khi tham quan chánh điện, dạo bước trong khuôn viên chùa, sẽ được chiêm ngưỡng một tòa bảo tháp với kích thước khá lớn, trên tháp là tượng Phật Thích Ca đang ngồi thiền. Bên cạnh đó, trong khuôn viên còn đang khởi công tượng Phật nằm với kích thước lớn. Dự kiến công trình sớm được hoàn thành để tỉnh có thêm một ngôi tự viện khang trang, một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách gần xa.
Sau đó đến chiêm ngưỡng nhà hội sala với quy mô một trệt, một lầu, vừa mang đậm nét kiến trúc truyền thống chùa - tháp Khmer vừa kết hợp hiện đại và cách phối màu đặc sắc, tạo điểm nhấn độc đáo cho chùa Som Rong. Sala ở đây, ngoài chức năng là giảng đường của sư sãi, nơi tiếp khách trong những ngày đại lễ truyền thống của dân tộc, còn là tăng xá dành cho sư sãi trong chùa. Trong sala vẫn có bàn thờ Phật nhưng đơn giản hơn so với chánh điện.
Thượng tọa Lý Minh Đức - Đại biểu Quốc hội, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, Trụ trì chùa Som Rong cho biết: “Cũng giống như những ngôi chùa Khmer trên địa bàn Sóc Trăng, chùa Som Rong gắn liền với đời sống, sinh hoạt của người dân. Chùa chính là nơi sinh hoạt văn hóa, giáo dục, tâm linh tín ngưỡng của cộng đồng. Nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer tại địa phương, luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng địa phương”.
KGT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét