Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Xím Vàng mùa táo mèo chín rộ

Cũng giống như chè shan tuyết ở xã Tà Xùa, nổi tiếng bởi hương vị đậm đà và hương thơm đặc trưng nơi non cao, khí hậu lạnh, quả Sơn Tra ở Xím Vàng cũng được coi là nông sản ngon nhất ở huyện Bắc Yên (Sơn La). Ai lên Xím Vàng mùa quả chín đều không quên mua một vài cân táo mèo làm nguyên liệu, tự tay ngâm cho mình bình rượu táo, thức uống thơm dịu, càng uống càng ngọt càng say.

Chỉ cách trung tâm huyện 32km, Xím Vàng là xã vùng cao của huyện Bắc Yên, nơi có địa hình đồi núi chia cắt phức tạp với 100% bà con dân tộc Mông sinh sống. Xím Vàng cũng như các xã vùng cao khác ở huyện Bắc Yên, quanh năm có sương mù bao phủ, thời tiết khắc nghiệt nên cây táo mèo được coi là cây ăn quả chủ lực, xóa nghèo bền vững cho đồng bào. Đó là lý do mà cây táo mèo dường như là một phần của vùng đất này khi rất nhiều gia đình trồng táo ở ngay trong vườn, trước cửa nhà... Đây cũng là nơi được coi là một trong những xã có diện tích trồng táo mèo lớn nhất huyện Bắc Yên.

Vẻ đẹp uy nghi của chùa Hang

Đến với chùa Hang (Bình Thuận) du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi của kiến trúc mà còn được thả mình trong không khí thanh tịnh chốn cửa Phật, với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ. 

Mang đậm giá trị lịch sử

Chùa Cổ Thạch còn gọi là chùa Hang hay chùa Đá Cổ nằm trong khu du lịch Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 100 km về phía Bắc, cách thị trấn Liên Hương 8 km về phía Đông, là một quần thể kiến trúc Phật giáo được xây dựng dựa vào núi, nằm san sát các hang đá trong khu vực hơn 2.000
m2, phía Đông Nam liền kề với biển Đông, ba mặt còn lại thì giáp rừng núi và những dải đá nguyên sinh tuyệt đẹp. 

Tại cổng tam quan, lối dẫn vào chính điện là tượng hai linh vật voi và hổ hộ pháp phía trước. 

Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ do nhà sư Bửu Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế ở năm Minh Mạng thứ 16 (1835) lập nên để sống cuộc đời tu hành, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau trong thời loạn lạc. Và sau hơn 100 năm tuổi thọ, qua nhiều lần trùng tu, sửa sang lại, ngôi chùa không chỉ rộng lớn, khang trang hơn mà còn được công nhận là di tích, thắng cảnh quốc gia vào năm 1996 cũng như thu hút rất nhiều người từ khắp nơi về hành hương và tham quan mỗi năm. 

Cồn Hô – Điểm du lịch sinh thái mới hấp dẫn ở Trà Vinh

Cồn Hô thuộc xã Mỹ Đức, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh là một Cồn nhỏ nằm giữa lòng sông Cổ Chiên. Với diện tích 25 ha, được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế, giúp cho Cồn Hô trở thành “viên ngọc thô” để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm khám phá. 

Cồn Hô xanh mát 

Cách cầu Cổ Chiên gần 15km đường bộ (quốc lộ 60 đoạn đường từ Tp. Bến Tre đi Trà Vinh) và cách xã Đức Mỹ hơn 1km đường thủy, từ bến đò xã Mỹ Đức, sau khoảng 5 phút di chuyển, Cồn Hô dần hiện ra với những hàng dừa xanh mát. 

Vẻ đẹp của Làng Hoa Kiểng Cái Mơn – Chợ Lách – Bến Tre

Làng hoa kiểng Cái Mơn không chỉ là địa điểm du lịch Bến Tre lý tưởng cho khách tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của muôn hoa khoe sắc cứ mỗi độ xuân về, mà còn tìm hiểu được thêm kỹ thuật chăm bón hoa của người dân địa phương. Họ là những nông dân, nghệ nhân với bàn tay khéo léo, cần mẫn đã làm ra những sản phẩm hoa kiểng độc đáo để làm đẹp cho mùa xuân, làm đẹp cho đời. 

Những người nông dân tất bật thu hoạch hoa 

Huyện Chợ Lách là vùng đất mang nặng phù sa, thời tiết mát mẻ, sông nước êm đềm, rất thích hợp với mô hình trồng hoa kiểng. Trong đó, Làng hoa Cái Mơn là tên gọi chung cho các xã tập trung trồng nhiều hoa như: Vĩnh Thành, Long Thới, Phú Sơn…Đây là một trong hai vựa hoa lớn nhất cùng với làng hoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp chuyên cung cấp hoa tết trong vùng và các tỉnh lân cận. 

Chợ 'độc' miền Tây: Chợ Mây núi Cấm

Trên đỉnh núi Cấm, hàng chục năm qua có một ngôi chợ độc nhất vô nhị của miền Tây - chợ ấp Thiên Tuế, người dân vẫn quen gọi với cái tên dân dã là "chợ Mây núi Cấm", đúng với đặc điểm của chợ.

Chợ Mây núi Cấm chỉ họp khoảng 2 tiếng đồng hồ, sau đó mỗi người sẽ quảy gánh tủa ra đi bán ở nhiều điểm khác nhau cho đến khi hết hàng mới xuống núi - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Núi Cấm còn có tên gọi khác là Thiên Cấm Sơn, nằm trong dải Thất Sơn (vùng Bảy Núi), xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Núi Cấm hiện là ngọn núi cao nhất vùng ĐBSCL với độ cao hơn 700 m so với mực nước biển.

Chợ 'độc' miền Tây: Chợ chuột đồng Phù Dật

Chỉ mua bán một mặt hàng duy nhất là chuột đồng và mỗi ngày tiêu thụ 4-5 tấn chuột, cũng không quá ngoa nếu nói chợ chuột đồng Phù Dật là chợ chuột lớn nhất nước.

Một thương lái chở chuột đồng đến bán tại chợ Phù Dật - Ảnh: THANH TÚ

Nằm cách quốc lộ 91 vài trăm mét, chợ chuột đồng lớn nhất miền Tây lấy tên dòng kênh bao quanh ngôi làng nhỏ - nơi đó người dân chuyên nghề săn bắt, buôn bán chuột đồng thuộc ấp Bình Chiến (xã Bình Long, huyện Châu Phú, An Giang) làm cái tên riêng cho mình mang đậm dáng dấp miền Tây - chợ chuột đồng Phù Dật. 

Hồ Dầu Tiếng lớn nhất Đông Nam Á đột nhiên đẹp ngỡ ngàng ngay đầu hè

Nằm trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, diện tích đến 27.000 ha, mang vẻ đẹp kinh ngạc cho du khách trong dịp hè. 

Một góc hồ Dầu Tiếng lúc bình minh. Ảnh: Nhật Tường

Được khởi công xây dựng từ năm 1981 và hoàn thành vào năm 1985 sau hơn bốn năm thi công, hồ Dầu Tiếng (phần lớn diện tích thuộc Tây Ninh) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh lân cận như Long An, TP.HCM. 

Đi 'Đà Lạt' của miền Đông': Sát Sài Gòn với nhiều thú vị, đừng sáng đi chiều về

Tây Ninh hiện tại có nhiều điểm check-in độc đáo, nhiều nét đẹp cần được khám phá, có thể sẽ khiến cho bạn thay đổi cách nghĩ đó chỉ là nơi sáng đi chiều về.

Hồ Dầu Tiếng lúc hoàng hôn là địa điểm check in không thể bỏ qua của các bạn trẻ khi đến Tây Ninh. ẢNH: GIANG PHƯƠNG 

Chinh phục đỉnh núi Bà Đen cao 986 m, khám phá kiến trúc độc đáo của Tòa Thánh Cao Đài, phượt trên hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam á - hồ Dầu Tiếng, check-in vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, khám phá đặc sản bánh canh Trảng Bàng, muối ớt Tây Ninh, bò tơ, ốc núi, thằn lằn núi và cả gà nướng muối ớt Ma Thiên Lãnh… Bao nhiêu đó cũng khiến bạn khó có thể sáng đi chiều về khi đến Tây Ninh. 

Múa mâm vàng trên đỉnh Bà Đen ngày lễ Vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu

Múa mâm vàng cùng tiếng trống hội vang rộn rã lần đầu tiên được biểu diễn trên độ cao 986 m ở đỉnh núi Bà Đen, giữa cảnh núi rừng Tây Ninh vào dịp Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - núi Bà Đen. 

Múa mâm vàng dịp lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu trên đỉnh núi Bà Đen. ẢNH: GIANG PHƯƠNG 

Đúng dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5.5 (âm lịch), lễ Vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu -núi Bà Đen 2020 diễn ra khiến nhiều du khách được trải nghiệm thú vị bởi hàng loạt hoạt động nghệ thuật mới lạ, độc đáo. 

Làm cá khô ở làng biển

 Cắt đầu, xẻ, ướp muối, phơi không ngừng tay suốt 8 giờ, mình mẩy ám mùi tanh là công việc của những người làm cá khô ở thị trấn Phước Hải.



Thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) hiện có 40 hộ làm cá khô. Trong đó, cơ sở bà Nguyễn Thị Bích Vân rộng 1.800 m2, là nơi sản xuất lớn nhất. Mỗi ngày, ở đây phơi hơn 3 tấn cá đù, đuối, ó..., thu khoảng 1,5 tấn cá khô. 

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định – Giồng Trôm – Bến Tre

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định tọa lạc tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quê hương của Nữ tướng cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 9 km. Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định là một trong những đia điểm du lịch Bến Tre rất ý nghĩa, đặc biệt với những ai yêu mến cô Ba và quan tâm đến lịch sử, con người Bến Tre.

Khu Lưu Niệm Nguyễn Thị Định

Nơi “Đất thép thành đồng” sinh ra và gắn liền tên tuổi vị nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Người dân Bến Tre luôn kính trọng và trìu mến gọi vị Nữ tướng Nguyễn Thị Định với tên gọi thân thuộc “Cô Ba”.

Khu du lịch Lan Vương – Bến Tre

Khu du lịch Lan Vương là một địa điểm tham quan và vui chơi giải trí vô cùng thú vị tại Bến Tre. Khu du lịch Lan Vương nằm tại tỉnh lộ 887, thuộc địa phận ấp 2, xã Phú Nhuận, cách thành phố Bến Tre khoảng 5 km.


Từ những mảnh ruộng hoang sơ đã được thiết kế tạo thành Khu Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch sông nước miệt vườn thu hút đông đảo du khách gần xa. Du lịch Bến Tre, đến với Lan Vương bạn không chỉ được thưởng thức những đặc sản của Bến Tre mà còn được tận hưởng không khí trong lành không ồn áo khói bụi, hòa mình vào thiên nhiên xanh mát với vườn cây, trái ngọt, hoa kiểng, xuồng chèo rất quyến rũ, nên thơ.

Rạng đông trên Ngư Mỹ Thạnh

Khi bầu trời chuyển màu huyền ảo cũng là lúc nhịp sống mưu sinh của dân vạn đò thôn Ngư Mỹ Thạnh trở nên nhộn nhịp.

Le lói trong bức tranh rạng đông là ánh sáng từ đèn pin đội đầu của ngư dân, đang chiếu rọi trên sọt cá tép vừa đánh bắt. 
Bức ảnh được chụp trên đầm Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, nằm trong bộ ảnh Nhịp sống bình minh Ngư Mỹ Thạnh của nhiếp ảnh gia Kelvin Long (sống và làm việc tại Huế) thực hiện. 

Khám phá cù lao Dung – Sóc Trăng

Cù Lao Dung là huyện cực Đông của tỉnh Sóc Trăng, nằm cuối nguồn dòng sông Hậu thơ mộng, với hai cửa Định An và Trần Đề đổ ra biển Đông. Cù Lao Dung chỉ cách thành phố Cần Thơ khoảng 47km theo tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, cách tỉnh Trà Vinh một con sông, mất khoảng 10 đến 15 phút đi phà; cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 20km theo đường quốc lộ 60. Đứng trên đất liền nhìn ra xa, Cù Lao Dung như một tấm thảm xanh trải dài đến tận cửa biển.

Chợ Bến Bạ ở trung tâm cù lao

Cù Lao Mây – Điểm du lịch miệt vườn hấp dẫn ở Vĩnh Long

Nhắc đến những cù lao trên Sông Hậu, không thể không nhắc đến Cù lao Mây ở Vĩnh Long. Cù lao Mây hay còn gọi là Cù lao Lục Sĩ Thành thuộc địa phận hai xã: Lục Sĩ Thành ở phía Nam và Phú Thành ở phía Bắc của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Với không khí trong lành mát mẻ, sông nước hữu tình, cảnh quan thơ mộng sẽ làm cho bạn nhớ mãi vùng đất này.

Tên gọi dân gian cù lao Mây có thể lý giải nghĩa chung như sau: vùng đất nhô lên thành cồn, ban đầu chưa được khai phá nên có nhiều cây cỏ; lại có nhiều dây “mây rừng” đan xen trong một khu cây cỏ hoang dại, nên dân gọi là “cù lao mây”, lâu dần trở thành địa danh “cù lao Mây”.

Theo một truyền thuyết kể lại, những năm giữa thế kỷ 18, lúc Nguyễn Ánh lánh nạn Tây Sơn, khi bôn tẩu xuôi theo dòng sông Hậu ông có gặp một cù lao giữa giồn, ông đã cho thuyền ghé lại và nhận ra đây là nơi trú ẩn an toàn, quân Tây Sơn khó lòng phát hiện. Nguyễn Ánh đặt tên cho cù lao này là Vân Châu vì nhìn từ xa cù lao giống như một án mây. Vân có nghĩa là Mây, Châu là cù lao, nên dân gian ở đây gọi là cù lao Mây.

Dòng suối ngầm và đàn “cá thần” linh thiêng

Bên chân núi Trường Sinh có một dòng suối ngầm chảy mãi không bao giờ cạn. Dòng nước mát trong chảy ngầm từ lòng núi suốt nhiều năm với đàn “cá thần” linh thiêng đã tạo nên một danh thắng độc nhất vô nhị ở xứ Thanh. Đó là suối cá thần Cẩm Lương.

Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách trung tâm TP Thanh Hoá 80 km về phía Tây Bắc. Năm 2019, nơi đây được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh.

Thanh long đao bảo vật quốc gia

Thanh long đao nặng hơn 25 kg lưu giữ tại khu di tích tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan (huyện Kiến Thụy) được công nhận là bảo vật quốc gia đầu năm nay.

Trải qua hàng trăm năm, thanh long đao đã bị han rỉ và sứt mẻ song vẫn giữ được hình dáng khá nguyên vẹn với chiều dài 2,55 m, cân nặng 25,6 kg, lưỡi đao 0,95 m, cán đao 1,60 m bằng sắt rỗng.

Một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao. Chỗ hình đầu rồng có "cá" chốt chặt lưỡi vào cán đao.

Theo nhiều tài liệu, thanh long đao này được cho là vũ khí của Mạc Thái Tổ - Mạc Đăng Dung (1483 - 1541). Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kim Môn, trấn Hải Dương, nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. 

Thanh long đao của vua Mạc Đăng Dung đang được lưu thờ tại di tích khu tưởng niệm Vương triều Mạc. Ảnh: Giang Chinh 

Trên thảo nguyên Lạng Sơn

Hữu Liên với cảnh quan rừng núi, thảo nguyên, suối thác, hang động và khu du lịch sinh thái là điểm đến mới mẻ cho du khách.


Xã Hữu Liên nằm cách trung tâm huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn khoảng 25 km về phía bắc; cách Hà Nội khoảng 150 km theo quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ 243. Xã có tổng diện tích hơn 6.000 ha, dân số hơn 3.000 người gồm chủ yếu các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao và Mông. 

Chùa Monivongsa Bopharam – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp ở TP Cà Mau

Nếu du lịch Cà Mau, bạn không thể bỏ qua một địa điểm du lịch tâm linh tọa lạc ngay Phường 1, trung tâm thành phố Cà Mau đó là chùa Monivongsa Bopharam. Một ngôi chùa Khmer Nam Bộ với lối kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Nam Tông và là ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất tại thành phố. Đến thăm chùa bạn sẽ sở hữu cho mình những bức hình sống ảo tưởng chừng như ở xứ sở chùa vàng hay Campuchia.

Chùa Monivonsa Bopharam, định danh theo tiếng Pali – Phạn ngữ, và lấy ý nghĩa từ kinh điển Phật giáo, dịch ra tiếng Việt có thể hiểu Liên Hoa Tự – Chùa Liên Hoa.

Chùa Monivongsa Bopharam được xây dựng vào năm 1964 do ngài Đại đức Thạch Kên đứng ra kêu gọi Tăng tín đồ phật tử đóng góp. Chùa Monivongsa Bopharam có diện tích khoảng 230 
m2, gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp để cốt, am thờ, ao sen…

Màu đỏ và vàng tươi là hai tông màu chủ đạo trong toàn bộ kiến trúc chùa. Hai màu tượng trưng cho sự may mắn, phước lành. Với mái vòm vút cao, mỗi góc cột đều có hình tượng tiên nữ đứng đội mái vòm. Những hình tượng đắp nổi xuất hiện luân phiên và xuyên suốt trong từng mảng kiến trúc.

Đầm Thị Tường – Địa điểm du lịch Cà Mau hấp dẫn

Đầm Thị Tường hay còn gọi Đầm Bà Tường được mệnh danh là “biển hồ giữa đồng bằng”, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về một nơi bình yên. Sự độc đáo của phong tục tập quán kết hợp với nhiều nét văn hóa của người dân bản địa đã tạo nên một vẻ đẹp hiếm có cho đầm Thị Tường.


Đầm Thị Tường nằm trên địa phận 3 huyện: Cái Nước, Trần Văn Thời và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Để đến được vùng sông nước rộng lớn này, du khách từ Cà Mau theo hướng Quốc lộ 1A đến chợ Rau Dừa, rẽ phải qua cầu Cái Bần, rồi chạy theo con đường nông thôn 3m, qua chừng 7km theo địa danh ấp Thị Tường (xã Hòa Mỹ) là đến Đầm Trong. Du khách cũng có thể từ chợ Rau Dừa đi thêm 2 km theo Quốc lộ 1A đến Kênh 4 Cống Đá, rẽ phải theo hướng chỉ dẫn về Khu Căn cứ Xẻo Đước, khoảng 8km là đến Đầm Giữa – điểm đến lý thú và đặc sắc nhất Đầm Thị Tường.

Dáng vóc thành phố hai bên bờ sông Mã

1. Vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng

TP Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ và trù phú. Vùng đất cổ này, không chỉ ôm trong mình một nền văn hóa với bản sắc riêng, mà còn là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, có truyền thống vẻ vang trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bởi vậy, cách đây 216 năm, nơi đây đã được lựa chọn để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội của xứ Thanh.

Một góc TP Thanh Hóa hôm nay. (Ảnh: Phạm Nam)

Hương vị rừng Bảy Núi

Mùa mưa đến cũng là lúc cây rừng Bảy Núi đơm bông, kết trái. Với nhiều người, trái cây rừng tuy không cao lương mỹ vị nhưng lại ẩn chứa tình cảm của quê hương, phảng phất một chút tuổi thơ của những ai lớn lên trong cái nắng, cái mưa của vùng Bảy Núi.

Bảy Núi những ngày mưa đất trời dịu mát. Những cánh rừng cũng vì thế trở nên xanh tươi. Lúc ấy, những đứa trẻ ở miệt bán sơn dã này bắt đầu “mùa ăn vặt” với mấy loại trái rừng. Theo quan niệm dân gian, cây nào không được trồng thuần dưỡng thì sẽ gọi là “rừng”. Bởi thế, những loài cây hoang dại mọc sát vách nhà thì trái của chúng vẫn được gọi là trái rừng như một lẽ tự nhiên. Theo chân người bạn về xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trong một ngày mưa, tôi men theo mấy con đường mòn dưới những hàng thốt nốt đi tìm trái chồi mồi. 

Ấn tượng vồ Ông Tà

Thoạt nghe đến vồ Ông Tà, tôi có chút bất ngờ bởi cái tên này còn khá xa lạ dù lắm lần đã dọc ngang vùng Bảy Núi. Theo sự chỉ dẫn của người quen, tôi đến khu vực này trong một ngày nắng hạ để tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của vồ Ông Tà ẩn mình dưới chân núi Kéc thuộc xã Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang).

Con đường cát lún chạy ngoằn ngoèo qua những vườn cây xanh mát dẫn tôi đến với vồ Ông Tà. Giữa khung cảnh thiên nhiên trầm mặc, tiếng xe máy của tôi là thứ duy nhất "đánh động" không gian yên tĩnh này. Thi thoảng, vẫn có những căn nhà nằm lẫn khuất dưới màu xanh của lá. Tìm mãi mới có người hỏi thăm để biết còn bao lâu nữa mới đến được vồ Ông Tà. 

Theo hướng dẫn của một cụ ông ngoài 70 tuổi, tôi quẹo sang con đường tráng xi-măng bằng phẳng dẫn lên vồ Ông Tà. Giữa màu xanh của cây cỏ, con đường màu trắng nổi bật lên như một dải lụa giữa thiên nhiên. Nếu anh bạn nào có flycam, hẳn sẽ rất thích với việc chụp ảnh từ trên cao để thấy rõ sự tương phản màu sắc ở khu vực này. Tiếng máy xe ngưng hẳn. Không gian trở về im lặng. Trước mặt tôi là con dốc khá cao, cũng được tráng xi-măng bằng phẳng. 

Miếu Ông Tà được người dân tới lui hương khói 

Canh môn của người Ê đê

Canh môn (theo tiếng gọi người Ê đê là Djam bua) là một trong những món ăn độc đáo, đậm chất truyền thống của người Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Món ăn này hội tụ nhiều nguyên liệu tự nhiên và có quy trình chế biến cầu kỳ. Canh môn được xem là món ăn “cộng đồng”, không thể thiếu trong các dịp cúng lễ, đám tang, đám cưới... của người Ê đê.

Môn ngứa và lõi chuối non đã sơ chế để nấu món canh môn 


Theo người Ê đê, món ăn này bắt buộc phải có cây môn, ngon nhất là loại môn ngứa chưa được thuần hóa. Loại môn này còn mọc nhiều ở ven suối, vùng trũng trong rừng. Cây có bẹ nhỏ, lá xanh và gây ngứa. Khi gia đình, buôn làng có tiệc, người Ê đê mới vào rừng hái môn. Bẹ môn đem về bỏ đi phần lá, tước vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn. 

Đặc sắc trang phục truyền thống của người Thái ở Kiến Đức

Váy, áo, thắt lưng, khăn đội đầu… với những đường thêu chỉ xanh đỏ, hoa văn tượng trưng cây cối, hoa lá, chim muông. Những bộ phận ấy phối hợp hài hòa với nhau tạo nên một bộ trang phục uyển chuyển, thể hiện được vẻ đẹp, sự duyên dáng của người con gái Thái. Trang phục được mặc vào những dịp quan trọng như lễ cưới hỏi, lễ cúng tổ tiên, tham gia lễ hội cộng đồng và địa phương, tết nguyên đán…

Ở khối 8, thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp) hiện có làng người Thái với hơn 50 hộ sinh sống. Người Thái nơi đây chủ yếu là Thái đen, có nguồn gốc ở các tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa vào định cư từ trước năm 2000. Hơn 20 năm làm ăn, gắn bó với cao nguyên M’nông, đồng bào Thái nơi đây có nhiều đổi thay trong đời sống. Dù vậy, họ vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình trên mảnh đất đỏ bazan. 

Đồng bào Thái ở khối 8, thị trấn Kiến Đức (Đắk R'lấp) với trang phục truyền thống nhân các ngày lễ, hội 

Khám phá thác Già Làng ở Quảng Tân

Thác Già Làng hay gọi là thác 79 nằm trên địa bàn bon Mê Ra, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (Đắk Nông). Để đi đến ngọn thác tuyệt đẹp này, du khách có thể đi từ UBND xã Đắk Wer đến bon Mê Ra tầm hơn 10km hoặc đi hướng từ xã Đắk R’Tíh (Tuy Đức) vào bon Mê Ra gần 20km.

Nước từ thượng nguồn về với ngọn thác 

Theo người dân nơi đây, sở dĩ thác có tên là thác Già Làng vì các đời già làng người M’nông từ trước đến nay đều ở gần dòng suối và ngọn thác này. Già làng người M’nông nơi đây đã từng chứng kiến những điều linh thiêng ở con thác. Các đời già làng luôn bảo vệ ngọn thác. Vì vậy, người dân quen gọi tên là thác Già Làng cho đến nay. 

Hấp dẫn các món ăn từ rau chơr của người M’nông

Người M’nông sinh sống gắn bó với núi rừng. Vì vậy, họ xem những loại cây trái trong tự nhiên là sản vật và có thể chế biến thành món ăn hoặc vị thuốc quý. Cây chơr (theo tiếng gọi của người M'nông) là một loại cây rừng quen thuộc của người dân nơi đây, vừa là món ăn đặc sản nhưng cũng là vị thuốc quý của đồng bào.

Cây chơr hay còn gọi là cây móp gai, rái gai, mớp gai, càng tôm. Cây thường mọc dọc theo bờ ao, ven suối, trong môi trường bán ngập nước. Thân cây ngắn, phình to, mọc lấp lửng trên mặt đất (thường gọi là củ chơr). Rễ từ thân ăn sâu xuống đất. Hoa của cây móp gai vươn cao lên trên lá, cuống hoa tròn, phát hoa là một khối dạng hình vùi trống mang đầy hoa chung quanh… Lá có cuống dạng bẹ rời, trên mép và lưng cuống có nhiều gai nhỏ, khi cuống còn non gai mềm, khi cuống lá già gai sắc nhọn. 

Người M'nông hái rau chơr ở ven sông, suối 

"Lộc trời" của Tây Nguyên

Mọc chủ yếu ở vùng đồi núi khu vực miền Trung và Tây Nguyên, 4 năm mới ra hoa kết trái 1 lần, vì thế, quả ươi được coi là “lộc trời”. 

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cây ươi sống chủ yếu dọc các con suối và sông Đồng Nai đoạn qua huyện Đắk R’lấp… Năm nay, cây ươi lại cho quả, bắt từ tháng 4 và có thể kéo đến cuối tháng 6. Thời tiết hạn hán kéo dài nên ươi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được xem là “được mùa”. 

Quả ươi được người dân thu lượm dọc sông Đồng Nai, đoạn qua xã Hưng Bình (Đắk R'lấp) đầu năm nay 

Vẻ đẹp hoang sơ của thác 5 tầng

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Tầng thứ nhất của thác 5 tầng có dòng chảy lớn 

Dân ca M’nông chứa đựng bao nhiêu cái hay, cái đẹp!

Trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã sáng tạo các giá trị văn hóa độc đáo như cồng chiêng, múa xoang, ẩm thực. Trong đó, hát dân ca (Nau M’pring) M'nông được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Nét văn hóa độc đáo 

Dân ca là hình thức diễn xướng dân gian được người M’nông sáng tác, lưu truyền, thực hành trong cuộc sống, lao động hàng ngày như hát ru con, hát khấn thần trong các nghi lễ, hát đố, hát đồng dao, hát kể sử thi… 

Dân ca M'nông được khai thác, trình diễn trên sân khấu 

Không gian văn hoá dân tộc S’tiêng

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), một nơi có ý nghĩa đặc biệt góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của người S'tiêng nói chung và đồng bào sóc Bom Bo nói riêng. 

Điều ấn tượng của khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo là sự thay đổi trong cách thức trưng bày, đa dạng hóa các sản phẩm hay cách trang trí độc đáo của nhà dài truyền thống và khu phục dựng bản làng người sóc Bom Bo đều thể hiện rất rõ nét những đặc trưng của đồng bào nơi đây, góp phần quảng bá nét văn hóa dân tộc S’Tiêng đến với du khách khắp mọi miền.

Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi thưởng lãm những chiếc chày giã gạo đơn sơ nhưng chắc chắn, chiếc bẫy chông nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hay chiếc bầu hồ lô chứa nước uống hết sức tiện lợi... Các sản phẩm thủ công đã tạo thành yếu tố cơ bản trong văn hóa vật thể của cộng đồng người Stiêng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về thẩm mỹ và nhu cầu an toàn trong sinh hoạt… Đây cũng là những mảnh ghép văn hoá đời sống đầy màu sắc của đồng bào S’Tiêng được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn khám phá và trải nghiệm.


Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.

Khu du lịch Hòn Đá Bạc – Cà Mau

Hòn Đá Bạc là cụm đảo thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nhìn từ đất liền, hòn Đá Bạc giống như hòn non bộ kỳ thú giữa đại dương mênh mông. Người dân Cà mau gọi Hòn Đá Bạc là Con mắt ngọc của miền Tây, ngoài ý tôn vinh vẻ đẹp của đảo còn có ý ví nơi đây như một con mắt tinh tường canh giữ một vùng biển phía Tây của Tổ quốc.

Hòn Đá Bạc nhìn từ xa

Cụm đảo gồm có ba hòn: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn (hòn Đá Bạc) được nối với nhau bởi những dải cầu đẹp mắt. Hòn Đá Bạc được hình thành cách đây 180 triệu năm (thuộc Jura giữa – Trung sinh) với tổng diện tích gần 6,5 ha. Ngoài hòn Trọi có diện tích không đáng kể, hai hòn còn lại được hình thành nhờ những tảng đá xếp chồng lên nhau. Đỉnh cao nhất ở hòn Lớn cao hơn mặt nước biển 50m.

Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Cà Mau

Chùa Bà Thiên Hậu người dân địa phương còn gọi là chùa Bà Mã Châu tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau. Ngôi chùa có vị trí đắc địa phía trước giáp ngã 3 sông Cà Mau, chùa Bà Thiên Hậu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa Cà Mau.


Trong suốt hàng trăm năm qua, kể từ những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa nước Nam. Và tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, hiện vẫn được đông đảo người Việt, nhất là khu vực Nam Bộ và những gia đình người Việt gốc Hoa sùng bái.

Vườn Cò Tư Sự – Điểm đến thú vị ở Cà Mau

Cà Mau là vùng ”đất lành chim đậu” với nhiều sân chim lớn nhỏ như Sân chim Tư Na Năm Căn, Sân chim Chà Là, Sân chim Ngọc Hiển… trong đó không thể không nhắc đến Vườn Cò Tư Sự.


Vườn Cò Tư Sự nằm ở ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, cách trung tâm huyện Thới Bình gần 7 km. Từ thành phố Cà Mau, du khách có thể lựa chọn đi bằng xe máy, ô tô dọc đường Xuyên Á hướng về Kiên Giang hay thuê ca nô từ Cà Mau đến vườn chim Tư Sự với khoảng cách 30 km.

Khám phá điện Mười Ba

Cùng với hang Bác Vật Lang, hang Công Đức, điện Mười Ba được xem là thử thách khắc nghiệt với những ai muốn trải nghiệm cảm giác ngập chìm trong lòng đá và kiểm chứng sự can đảm của bản thân.

Nghe đến điện Mười Ba, tôi cứ nghĩ đó là một am, miếu hay điểm thờ cúng nào đó trên núi Cấm. Nhưng thực chất, điện Mười Ba là một cái hang sâu hun hút. Với người dân cư ngụ trên núi, điện Mười Ba là chốn linh thiêng. Cùng với đoàn khảo sát hoạt động du lịch núi Cấm, tôi quyết thử một chuyến chinh phục hang động huyền bí này. 

Để đến được điện Mười Ba, đoàn khảo sát phải đi qua những bậc đá lớn dẫn xuống một triền dốc. Phía trước điện có thờ một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát để du khách cầu nguyện trước khi vào hang. Người phụ nữ dẫn đường cho biết, phía trong điện Mười Ba khá tối nên phải mua 15 cây nến cắm dọc đường để mọi người thấy lối đi. 

Vừa vào hang được chừng 10m thì cảm giác ngột ngạt vì thiếu dưỡng khí ập đến. Lúc này, thế giới trước mắt tôi chỉ toàn đá và đá. Tiếng cười nói của các thành viên trong đoàn cũng không còn, thay vào đó họ gọi nhau í ới để “giữ liên lạc”. 

Bắt đầu khám phá điện Mười Ba 

Một vài suy nghĩ về địa danh Đầu Sấu

Những con sấu nuôi nặng 90 kg.

Gần đây, các phương tiện truyền thông đưa tin anh Trần Văn Út ở KV1, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, trong lúc mò cá đã phát hiện được một mảng xương hàm trên của cá sấu lớn khổng lồ tại sông Cái Răng, nơi gần Vàm Đầu Sấu khiến cho nhiều người hết sức quan tâm. Nhân dịp này, tôi xin được tham gia một vài ý kiến về sự hình thành địa danh “ Đầu Sấu”.

Làng nghề ươm keo lai Hòa Hải

Nghề ươm cây keo lai đã giúp cho sự phát triển kinh tế của thôn miền núi Hòa Hải (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) ngày càng đi lên, đời sống của người dân nơi đây khấm khá hơn so với những năm trước đây.

Quy trình trồng và chăm sóc khép kín

Có dịp về thăm thôn miền núi Hòa Hải vào những ngày này, chúng tôi thấy hai bên QL14G bạt ngàn những cánh rừng trồng và những vườn ươm cây keo lai giống. Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Sơn, trưởng thôn kiêm Bí thư Chi bộ thôn Hòa Hải cho hay, hiện nay, toàn thôn có trên 120 hộ dân với khoảng 500 nhân khẩu đều làm giàu chính đáng đó là nghề ươm cây keo lai.

Chị Nguyễn Thị Năm đang chăm sóc vườn ươm. 

Đến Kê Gà ngắm hải đăng hoàng hôn và …."đi bộ" trên biển

Nếu may mắn đặt chân đến đảo Kê Gà, Bình Thuận vào đúng thời điểm, du khách sẽ có thể khám phá một “bí mật” của tự nhiên mỗi năm chỉ có vài lần tại đây. 

Chỉ cần gõ chữ “Đảo Kê Gà”, chưa đầy 1 giây sẽ cho ra hơn 3,5 triệu kết quả. Điều đó cho thấy sức hút của hòn đảo nhỏ rộng chừng 3ha lớn đến thế nào… 

Cách bờ vỏn vẹn chưa đầy 500m, việc di chuyển ra đảo tương đối dễ dàng. Trước đây, người ta thường đến đảo Kê Gà bằng thuyền thúng hoặc thuyền đánh cá của ngư dân. Sau này, khi du lịch phát triển hơn, người dân đã trang bị ca nô để đưa đón khách qua đảo. Chỉ vài phút là có thể đặt chân lên đảo. 

Mũi Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được xem là hòn đảo đẹp nhất ở tỉnh này nhờ hình dạng và vị trí địa lý độc đáo. 

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Hai ngôi chùa lập kỷ lục ở Bình Dương

Chùa Hội Khánh có bức tượng Phật nằm lập kỷ lục châu Á, còn chùa Tây Tạng sở hữu pho tượng làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam.


Chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) xây dựng năm 1741. Năm 2013, chùa khánh thành thêm tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52 m, cao 12 m, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa.

Công trình này nằm trong khuôn viên rộng 13.000 m², được công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Bức tượng cũng được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".

Di tích Bến Vàm Lũng – Điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển

Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng cách TP. Cà Mau gần 100 km theo hướng Quốc lộ 1 về phía Nam, thuộc khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển. Đây là nơi ghi nhận những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ trên “Đoàn tàu không số” đã vượt hàng ngàn kilomet đường biển, chuyên chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lập nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển. 

Tượng đài Bến Vàm Lũng – Đường Hồ Chí Minh trên biển. 

Vãn cảnh Chùa Nổi – Cổ Sơn Tự – Long An

Chùa Cổ Sơn người dân thập phương quen gọi là Chùa Nổi, tọa lạc tại ấp Cả Bản xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Chùa Nổi không lớn, kiến trúc đơn giản nhưng luôn đông khách thập phương vì nơi đây được xem là chốn thuần khiết cho đời sống tín ngưỡng, tâm linh và mang đậm nét văn hóa cổ xưa. 

Chùa Nổi trầm mặc soi mình bên dòng Vàm Cỏ Tây 

Vườn dâu Cái Tàu Cà Mau – Xứ sở của loài dâu

Vườn dâu Cái Tàu thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30 km về phía Tây, tiếp giáp với rừng U Minh Hạ và dọc theo tuyến sông Cái Tàu. Vườn dâu này tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua còn lưu giữ nhiều những cây dâu cổ thụ mang dấu ấn thời gian của vùng đất phương Nam xưa.

Khám phá Khu Du lịch Sinh Thái Sông Trẹm – Cà Mau

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Cách trung tâm huyện U Minh khoảng 20 km, từ thành phố Cà Mau, du khách đi xe khoảng 50 km hướng đường Xuyên Á đến xã Biển Bạch (huyện Thới Bình), rẽ trái qua cầu Sông Trẹm và từ đây, du khách đi thêm khoảng 5km nữa là sẽ tới Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm.

Bảng chỉ dẫn

Thất Sơn (Bảy Núi) – báu vật đồng bằng sông Cửu Long

An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.536,68 km2, dân số gần 2,2 triệu người, là một vùng châu thổ trù phú hiếm có của hạ lưu vực sông MêKông, chiếm phần lớn trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Thiên nhiên đã tạo cho vùng châu thổ này những tiềm năng vô giá thuộc loại nhất khu vực và thế giới; nổi bật nhất là: đất đai phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào – sinh thái ngập nước, khí hậu ôn hòa quanh năm; là trung tâm của nền văn hóa Óc Eo; và đặc biệt không chỉ có thế mạnh về lúa nước và cá nước ngọt mà còn là tỉnh duy nhất ở đồng bằng có nhiều núi.


Bảy Núi – Thất Sơn hùng tráng là vùng bán sơn địa nằm giữa vùng đồng bằng bằng phẳng, bao la của vùng cực Tây đồng bằng sông Cửu Long giáp Campuchia, trải dài trong phạm vi các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, thành phố Châu Đốc và huyện Thoại Sơn của tỉnh An Giang; tiểu vùng này gọi là vùng Bảy Núi, hay cũng gọi là Thất Sơn; tổng diện tích của 04 đơn vị trên chiếm 42% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, nhưng dân số trong vùng chỉ chiếm 25% dân số toàn tỉnh. Điểm quan trọng ở đây là vị trí địa kinh tế du lịch – thương mại qua biên giới và vị trí địa chính trị của nó – đây cũng là đặc trưng của vùng Tứ giác Long Xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long (giữa đồng bằng rộng lớn lại có núi rừng) có một không hai trên thế giới. 

Làng rèn ở Hà Tĩnh “rực lửa” trong những ngày nắng nóng

Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng những người làm nghề rèn ở phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) vẫn hăng say lao động bên lò lửa rực đỏ…

Nghề rèn ở phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh nổi tiếng từ bao đời nay, nhưng hiện toàn phường chỉ còn 110 hộ theo nghề.

Bồi hồi tưởng nhớ Chiêu Trưng…

Không biết tự bao giờ, mỗi dịp gần đến tháng 5 (âm lịch) người dân Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) dù đi xa hay ở quê nhà đều bồi hồi mong chờ lễ hội đền Lê Khôi.

Đền thờ danh tướng Lê Khôi tại núi Nam Giới (Thạch Hải, Thạch Hà). Ảnh: Tư liệu

Tượng đài trong lòng dân 

Lê Khôi (? – 1446) quê ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), là con trai của Lê Trừ, anh trai Lê Lợi. Ông là một trong những vị tướng kiêu hùng nhất của đội quân Lam Sơn đánh tan quân Minh giành lại độc lập dân tộc.

Khám phá cung đường ven biển tuyệt đẹp ở Hà Tĩnh

Cung đường Thịnh Lộc (Lộc Hà) - Cương Gián (Nghi Xuân) 2020 thuộc Dự án nâng cấp tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng vừa được thông tuyến đầu năm được nhiều người đánh giá là một trong những tuyến đường đẹp ở Hà Tĩnh.

Dự án nâng cấp tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (đoạn Xuân Trường - thị trấn Lộc Hà) chạy qua 11 xã của 2 huyện Nghi Xuân và Lộc Hà có tổng chiều dài 32,68 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với tổng mức đầu tư 545,988 tỷ đồng. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 5/2018, dự kiến hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng vào tháng 6/2020.

Cung đường là đoạn nối từ điểm cuối xã Thịnh Lộc (Lộc Hà)...

Vẻ đẹp cánh đồng muối Bạc Liêu

Bạc Liêu được xem là thủ phủ của cánh đồng muối ăn của Việt Nam, bởi đây là một trong những địa phương có diện tích sản xuất muối lớn nhất cả nước. Bạc Liêu có 2 địa phương làm muối nổi tiếng là huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải. Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, diêm dân ở Bạc Liêu đã tích lũy những kỹ năng thực hành và truyền nghề làm muối độc đáo, riêng có.

Nghề làm muối nhọc nhằn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khi trời nắng nhiều thì diêm dân trúng mùa, còn nếu bất chợt mưa dông đổ xuống khi muối chưa đủ độ mặn để cạo thì coi như công sức đổ xuống sông, xuống biển. Theo bà con diêm dân, mùa làm muối ở đây thường được bắt đầu từ khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.

Biển nhân tạo – Khu du lịch Nhà Mát – Bạc Liêu

Du lịch Bạc Liêu nhiều người nghĩ ngay đến quê hương của nghệ thuật đờn ca tài tử, hay những giai thoại về Công tử Bạc Liêu, cánh đồng điện gió hoặc những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như Quán âm Phật Đài, nhà thờ Tắc Sậy… Tuy nhiên, một trong những điểm đến thú vị mà nhiều người nhắc đến khi ghé thăm Bạc Liêu vào mùa hè này, đó chính là Khu Du lịch Nhà Mát. 

Khu du lịch Nhà Mát tọa lạc phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 7km. Với bãi biển nhân tạo lớn quy mô hoành tráng, hiện đại, nhiều trò chơi thú vị như tàu lượn trên không, đi xe điện đụng … thực sự là địa điểm tránh nóng lý tưởng cho du khách. 

Muốn đến Khu du lịch Nhà Mát, từ TP HCM bạn đi theo cung đường QL1A tới địa phận tỉnh Bạc Liêu -> khi tới vòng xuyến có tượng đài Chiến Thắng ở Bạc Liêu thì đi thẳng về đường Trần Phú -> qua cầu Võ Thị Sáu – Ninh Bình -> Cao Văn Lầu tới gần biển sẽ thấy khu du lịch Nhà Mát. 


Cổng vào 

Hành trình chinh phục đỉnh núi Puxailaileng cao nhất Bắc Trường Sơn

Puxailaileng là đỉnh núi cao nhất Bắc Trường Sơn với khoảng 2.720 m, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn – Nghệ An). Chinh phục đỉnh Puxailaileng là niềm khao khát của không ít phượt thủ. 

Đỉnh Puxailaileng nằm trên dãy Puxai, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn - Nghệ An), có độ cao khoảng 2.720 m, theo nghĩa tiếng Thái là nơi nhiều gió và rét (vùng rét sương). Sở Du lịch Nghệ An vừa tổ chức đoàn công tác khảo sát, chinh phục đỉnh núi này nhằm đánh giá tiềm năng xây dựng loại hình du lịch mạo hiểm gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc quanh khu vực này. Ảnh: Công Kiên 

Chà Lạp - điểm 'giải nhiệt' ưa thích của du khách nơi 'chảo lửa' Đông Dương

Chảy qua bản Thái Đoọc Búa, xã Tam Thái, huyện miền núi Tương Dương, dòng Chà Lạp trong xanh, mát lạnh đang là điểm đến ưa thích của người dân trong và ngoài vùng trong những ngày nắng nóng. Cứ mỗi dịp cuối tuần có hàng trăm lượt người tìm đến đây để "giải nhiệt".

Từ trung tâm huyện Tương Dương xuôi về theo Quốc lộ 7A xuống xã Tam Thái khoảng 10 km, rồi rẽ vào đường lên biên giới xã Tam Hợp khoảng gần 4-5 km là đến khu vực tắm thuộc địa phận bản Đoọc Búa, xã Tam Thái. Khe Chà Lạp bắt nguồn từ biên giới nước bạn Lào, chảy vào xã Tam Hợp, qua bản Đoọc Búa, xã Tam Thái rồi đổ ra sông Cả. Dòng Chà Lạp luôn trong xanh, hiền hòa, mát mẻ, trong những ngày nắng nóng nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng của du khách ưa khám phá, có xu hướng tìm về với thiên nhiên. Ảnh: Đình Tuân 

Sân chim Vàm Hồ

Tui biết đến sân chim Vàm Hồ từ lâu lắm, hồi thiên niên kỷ trước lận á. Ấy là qua cuốn Non nước Việt Nam của Tổng cục Du lịch. Đó là một sân chim lớn ở miền Nam, cách thành phố Bến Tre khoảng 50 km, là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con cò, con vạc cùng các loài chim khác như cồng cộc, le le. Diện tích Vàm Hồ khoảng 40 ha, trong đó có 15 ha rừng chà là nguyên sinh. Thấy thích quá!

Thuở đó tui chưa có dịp đi nhiều, chưa biết tới cái sân chim nào. Nghĩ thầm sân chim Bạc Liêu vốn nổi tiếng thì xa quá, sân chim Vàm Hồ ở Bến Tre gần hơn, chắc có dịp phải tới cho biết.

Lên rẻo cao Nghệ An xem hội chọi bò của người Mông

Chọi bò là một hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông ở vùng cao Nghệ An, thể hiện tinh thần thượng võ và sự gắn bó với vật nuôi trong gia đình. Những cuộc chọi bò đã mang đến sự háo hức, hồi hộp và phấn chấn cho cư dân sinh sống trên đỉnh cao sương phủ. 

Một buổi sáng đầu tháng 7/2020, anh Xồng Bá Dênh ở bản Ca Nọi, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn) dắt chú bò lớn và khỏe nhất của gia đình đến sân tham gia hội chọi bò. Không riêng gì anh Dênh mà nhiều gia đình có bò khỏe ở các bản khác cũng đưa bò đến tham gia hội chọi, số lượng "đấu sĩ" bò lên tới hàng chục con. Ảnh: Công Kiên 

Cuốn hút 'nét chạm trổ phượng long' của ngôi đền cổ làng trung du Nghệ An

Với lịch sử lâu đời, đền Cả ở làng Tú Viên, xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương là một trong những công trình cổ có nghệ thuật điêu khắc độc đáo 

Đền Cả được người dân làng Tú Viên xây dựng từ hàng trăm năm trước để thờ "Đức thánh Vận Hồ Đô thiên trấn quốc, Linh chiêu ninh thuận, lịch triều gia phong Thượng đẳng Đại vương". Xa xưa đền được lợp bằng tranh tre, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nay đền có 2 tòa hạ và thượng điện tọa lạc ở ngã ba làng Tú Viên. Ảnh: Huy Thư