Khi nước lũ từ thượng nguồn đổ về nhuộm đỏ những dòng sông, dòng kênh cũng là lúc các loài cá đồng bước vào thời điểm sinh sôi nhiều nhất trong năm. Lúc đó, nhiều người bắt đầu vào mùa “săn” cá đồng để thưởng thức hoặc đem ra bán chợ.
Kênh Vĩnh Tế những ngày cuối tháng 7 (âm lịch), màu nước nhuộm phù sa, thấp thoáng mấy đám lục bình trôi bồng bềnh về nơi vô định. Tôi tìm đến nhà Lê Trường Anh (xã An Nông, Tịnh Biên, An Giang) để làm một chuyến săn cá đồng miền biên giới cho thỏa thú tiêu dao. Đón tiếp tôi bên ngôi nhà nhỏ, Lê Trường Anh với nụ cười thân thiện, gương mặt đen sạm vì nắng gió đã sẵn sàng cho một chuyến đi kiếm cá đồng nơi biên giới An Nông.
Với Lê Trường Anh, công việc hàng ngày là thả lưới kiếm mớ cá mang bán chợ để mưu sinh. Đã hơn 20 năm, anh gắn bó với tay lưới, tay chèo trên dòng kênh huyền sử Vĩnh Tế này như một cái nghiệp. Anh chia sẻ, bản thân chưa bao giờ nghĩ đến việc bắt cá bằng xung điện, bởi việc đó là tuyệt diệt thủy sản và cũng dần hạn chế nguồn mưu sinh của mình. Bởi thế, anh chỉ bủa lưới để bắt cá. Trong đó, cá quen thuộc nhất là mè vinh, loại “cá trắng” có thịt rất ngon, rất béo của xứ đồng quê.
Với Lê Trường Anh, công việc hàng ngày là thả lưới kiếm mớ cá mang bán chợ để mưu sinh. Đã hơn 20 năm, anh gắn bó với tay lưới, tay chèo trên dòng kênh huyền sử Vĩnh Tế này như một cái nghiệp. Anh chia sẻ, bản thân chưa bao giờ nghĩ đến việc bắt cá bằng xung điện, bởi việc đó là tuyệt diệt thủy sản và cũng dần hạn chế nguồn mưu sinh của mình. Bởi thế, anh chỉ bủa lưới để bắt cá. Trong đó, cá quen thuộc nhất là mè vinh, loại “cá trắng” có thịt rất ngon, rất béo của xứ đồng quê.
Nhanh tay thả lưới xuống mặt nước đục ngầu, Trường Anh giải thích tối hôm trước có mưa nên cá “không đi” như thường lệ. Tuy nhiên, việc thả vài tay lưới kiếm cá ăn thì không khó. Nghe vậy, tôi mở cờ trong bụng. Trời càng trưa, gió kênh thổi càng mạnh như xua đi cái nóng cháy da. Tay lưới trôi lềnh bềnh trên mặt kênh đầy nắng. Bỏ lưới chừng dăm phút, Trường Anh bắt đầu kéo lên. Thấy tôi có vẻ tò mò, anh giải thích: “Nếu có cá mình bỏ lưới độ vài phút là dính rồi, khỏi đợi lâu”.
Trong khi bủa lưới, tôi lắng nghe câu chuyện mưu sinh của Lê Trường Anh. Mỗi ngày, anh kiếm được chừng 5-7kg cá mè vinh mang ra chợ bán, thu về gần 200.000 đồng. Gia đình nhỏ 4 nhân khẩu cứ sống nhờ vào con cá bấy lâu nay. Được cái, quê nghèo còn kế mưu sinh với chiếc vỏ lải và tay lưới dài chừng 50m. Cuộc sống dù vất vả nhưng khi có bạn đến thì anh sẵn sàng khoản đãi những con cá ngon kiếm được từ xứ biên giới An Nông này.
Tôi chấm miếng cá cặp lá lốt vào chén nước mắm me rồi cho lên miệng. Cái hương thơm đồng quê xộc vào mũi. Nước mắm me thấm đượm dư vị dân dã mà ngon không tả được! Chúng tôi ngồi trên kệ ván kê dưới gốc xoài mát rượi. Mấy cơn gió dưới kênh thi thoảng ùa lên làm cho cái thú tiêu dao càng thêm thong dong, thư thả. Quả thật, được thưởng thức cá đồng theo kiểu dân dã nhất bao giờ cũng có cái thú vị riêng. Bởi thế, chả trách dân phố thị cứ rủ nhau về xứ đồng ăn cá! Tôi tạm biệt người bạn mới quen khi nắng chiều đã ngã mà trong miệng vẫn còn dư vị của cá nướng và nước mắm me thấm đượm.
Trong những ngày tháng ngược xuôi sắp tới, tôi sẽ còn nhớ cái hương vị của cá nướng đồng quê và tình cảm chân chất của người bạn chỉ quen bủa lưới, giăng câu trên dòng kênh Vĩnh Tế.
THANH TIẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét