Võ Đông Sơ kêu Trời: Trời ơi! Bởi sa cơ giữa chiến truờng thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu... Hà.
Kêu, nhưng mà vừa kêu vừa ca, nên tui mới gọi là kêu ca.
Có phải Võ Đông Sơ đã kêu (ca) như vậy không?
Nếu Võ Đông Sơ là người Bắc thì chàng đã kêu như thế này:
Ối giời ơi! Bởi sa cơ giữa chiến truờng thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu... Hà.
Võ Đông Sơ không phải người Bắc, nên không ca Ối giời ơi!, nhưng chàng đâu phải người Nam mà ca Trời ơi!
Theo tiểu thuyết Giọt máu chung tình, thì Võ Đông Sơ là con của Võ Tánh. Võ Tánh sinh ở Biên Hòa, nhưng ông theo Nguyễn Ánh ra đánh chiếm thành Quy Nhơn và được cử ở lại giữ thành. Ông tuẫn tiết tại thành Quy Nhơn năm 1801 cùng Ngô Tùng Châu. Võ Đông Sơ lớn lên ở Quy Nhơn, và khi cha mất chàng sống với chú ở Quy Nhơn, vậy ắt là chàng... nói giọng Bình Định!
Người Bình Định phát âm chữ Trời ơi nửa giống Trầu quâu, nửa giống Trờ quơ... thôi thì ta tạm "phiên âm" thành Trầu quâu vậy.
Và như vậy ắt hẳn là Võ Đông Sơ đã ca như vầy:
Trầu quâu! Bở sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Dzõ Đông Sơ đành chia te dzĩnh dziễn Bạch Thu...ớ ơ ơ... Hèa!....
Dẫy nghen!
Tháp Cánh Tiên ở Bình Định, nơi Võ Tánh (thân phụ của Võ Đông Sơ) được dân Bình Định nhắc đến qua câu ca dao:
Ngó lên hòn tháp Cánh Tiên
Cảm thương quan Hậu thủ thiềng ba năm
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét