Cây lim xanh đại cổ thụ, ngự trên đồi Lim, thôn Xuân Lung, xã Xuân Lương (Yên Thế-Bắc Giang) có chiều cao gần 50m, gốc cây khoảng 6 đến 7 người ôm, được nhiều người cao tuổi ở địa phương cũng như các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng đã có nghìn năm tuổi.
Theo các cụ cao niên nơi đây, từ khi sinh ra đã thấy cây lim xanh sừng sững uy nghi to lớn như hiện nay. Cùng với nhóm di tích đình, chùa và giếng cổ Xuân Lung, cây lim xanh được ví như tấm bình phong che chở cho người dân làng xã. Theo phong thủy, khu đất đình là đất rồng, 2 giếng là 2 mắt rồng còn cây lim xanh là mũi của rồng; bởi vậy, cây lim xanh là một biểu tượng linh thiêng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.Cây lim xanh cổ thụ ở thôn Xuân Lung.
Theo truyền tích kể lại, do biết được giá trị sử dụng to lớn của cây lim xanh, không ít người đã từng có ý định đốn hạ nhưng đều không thể thực hiện được. Có người trèo lên cây chặt cành to ngay lập tức xuất hiện đàn ong bay đến xua đuổi, phải bỏ ý định; rồi có nhóm người đốn chặt một đoạn cành, hay rễ của cây về sử dụng, sau đó gia đình liên tiếp gặp tai ương, kinh tế khốn đốn, hoạn nạn liên miên, phải đến đình Xuân Lung làm lễ bái tạ mới yên ổn…
Năm 2016, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận cây lim xanh nghìn năm tuổi tại thôn Xuân Lung là Cây di sản Việt Nam. Hội đồng Cây di sản Việt Nam đánh giá đây là một trong số ít cây lim xanh cổ thụ nhất vùng rừng núi phía Bắc Việt Nam còn sót lại.
Cũng theo các cụ bô lão trong vùng, cây lim xanh là địa điểm liên lạc của cuộc khởi nghĩa Yên Thế lừng danh, đồng thời là khu vực giáp ranh hoạt động cách mạng giữa huyện Yên Thế và tỉnh Thái Nguyên của các đồng chí như: Hà Thị Quế, Chu Duy Kính… Tại làng Xuân Lung, thực dân Pháp đã đánh phá, thả bom dữ dội làm nứt chuông của đình, cả làng bị cháy song cây lim xanh vẫn bình yên như có một bàn tay vô hình che chở khỏi bom đạn của kẻ thù.
Năm 2016, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận cây lim xanh nghìn năm tuổi tại thôn Xuân Lung là Cây di sản Việt Nam. Hội đồng Cây di sản Việt Nam đánh giá đây là một trong số ít cây lim xanh cổ thụ nhất vùng rừng núi phía Bắc Việt Nam còn sót lại.
Ngày nay, cây lim xanh đại cổ thụ đã trở thành niềm tự hào của người dân địa phương, không chỉ có nét đẹp về cảnh quan môi trường, cảnh quan thiên nhiên mà còn là nét đẹp văn hóa, gần gũi, mộc mạc, thân thiết, linh thiêng trong không gian văn hóa Việt.
Dương Đại Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét