Bạn đã từng đi ăn lẩu tôm Năm Ri ở Biên Hòa chưa?
Không phải tui quảng cáo cho lẩu tôm Năm Ri đâu, nhưng vì đây là địa điểm khá nổi tiếng và quen thuộc đối với dân Biên Hòa và cả Sài Gòn nên tui muốn dùng nó để định vị cho bạn tìm đến một địa điểm khác, đó là một... ngôi chùa!
Trên đường vào lẩu tôm Năm Ri, bạn nhìn bên tay trái, có một ngôi chùa.
Nguyên thủy, ngôi chùa này được xây dựng khoảng thế kỷ 18, tuy nhiên kiến trúc hiện tại được tạo nên sau này qua 3 lần trùng tu lớn năm 1937, 1965, 1997. Vậy nên đây không phải chùa cổ. Tên chùa cũng rất bình thường, trùng tên với vô số chùa khác trên cả nước: Chùa Bửu Sơn. (Chi tiết hơn về chùa Bửu Sơn, xin xem tại đây)
Dân Biên Hòa quen gọi chùa là chùa Phật bốn tay!
Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì ở hậu điện chùa có một bức tượng thờ một vị thần trong tư thế ngồi, có bốn tay cầm bốn linh vật, phía sau có lá đề khắc những dòng chữ Phạn. Người dân gọi là Phật bốn tay.
Những bậc cao niên cho biết ngày xưa người dân địa phương đi đốn cây thì phát hiện bức tượng này và rước vô chùa để thờ. (Có nghĩa là có chùa rồi mới ngẫu nhiên tìm ra tượng mà rước vô). Sách Biên Hòa sử lược của cụ Lương văn Lựu kể khác hơn và chi tiết hơn:
Kỳ thật, đây... không phải tượng Phật!
Căn cứ vào hình dáng tượng và minh văn tiếng Phạn phía sau tượng, các nhà nghiên cứu xác định rằng: Đây là tượng thần Vishnu của đạo Hindu. Minh văn này cho biết tượng được tạo dựng bởi hoàng tử Chămpa là Nauk Klaun Vijaya nhờ vào chiến lợi phẩm mà ông chiếm được từ người Chân Lạp. Việc dựng tượng khắc bia này nhằm tôn vinh vị thần Bảo hộ - thần Vishnu và khẳng định vương quyền của mình trên vùng đất mới chiếm được.
Có 2 điều thú vị rút ra từ sự việc này:
- Niên đại của tượng được xác định là ở những năm đầu công nguyên (cách nay 2.000 năm). Tượng thần Vishnu là một di tích khảo cổ quan trọng để tìm hiểu lịch sử vùng đất Biên Hòa cách nay 20 thế kỷ!
- Tính mộc mạc, chơn chất của người dân, thấy tượng thì gọi là Phật, và đã gọi là Phật thì mang vào chùa để thờ phượng - chớ không cần biết tượng đó là ai, của tôn giáo nào!
Hiện tượng thờ tượng thần Vishnu như tượng Phật không chỉ ở Biên Hòa như ở trường hợp này, mà còn ở nhiều nơi khác. Thí dụ: tượng Phật bốn tay ở Linh Sơn cổ tự (Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang). Qua chuyện này tui nhớ tới câu ca dao:
Bổ sung hình ảnh và tư liệu: 4/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét