Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Có một cái linga to như thế đó!

 Khi xe chạy trên tỉnh lộ 943, trên đường đến núi Ba Thê, từ xa mọi người nhìn thấy một kiến trúc là lạ trên triền núi.

Cái gì thế kia?

Theo từng khúc quanh, kiến trúc ấy thoáng ẩn thoáng hiện nhưng luôn nổi bật trên triền núi xanh.

Có người buộc miệng: Giống... con cu quá!

Có tiếng cười khúc khích và có người đỏ mặt, nhưng chẳng ai biết đó là gì!


Đến chân núi, xe hơi không lên được, mọi người thuê xe ôm lên tham quan những di tích và danh thắng trên núi Ba Thê (tức núi Vọng Thê) (xin xem ở đây)

Rồi cũng đến tận nơi kiến trúc kỳ lạ đó.

Đúng là... con cu thật, à không, nói cho có văn hóa: kiến trúc ấy được xây dựng theo biểu tượng linga. Một cái linga thật to.

Đó là nhà trưng bày di tích văn hóa Óc Eo.

Thế nào bạn? Giống... linga chứ? Và chú ý 2 đường viền phía trên và chân của linga, đó là các hình tượng bầu vú phụ nữ

Văn hóa Óc Eo là di sản văn hóa chủ yếu của cư dân cổ ở đồng bằng Nam bộ, trên đất An Giang, đặc biệt ở vùng đất thấp "tứ giác Long Xuyên". Nền văn hóa này đã phát triển rất cao và thật đặc sắc.

Những cư dân Óc Eo cổ xưa ở đây, vào những thế kỷ đầu công nguyên đã xây dựng nên vương quốc Phù Nam với nền văn hóa rực rỡ: Xây dựng nên đô thị, mạng lưới tưới tiêu và gao thông rộng lớn trên kênh rạch, lập nên nhiều khu dân cư lớn... Có những xóm nhà sàn cặp mé nước, xây cất nhiều công trình kiến trúc nhà cửa, tường thành, đền đài, lăng mộ bằng gạch đá kiên cố, đồ sộ.
...
Một nền văn hóa lớn, văn hóa óc Eo được tạo dựng trên nền truyền thống bản địa xưa kết hợp hài hòa với văn minh Ấn độ cổ mà biểu hiện đặc trưng nhất là sự hình thành những phong cách nghệ thuật kiến trúc,điêu khắc, chạm trổ, hội họa độc đáo, là sự ra đời những chữ viết có dạng mẫu tự Ấn độ viết theo chữ Phạn kết hợp với cổ ngữ địa phương.
(Trích bia ký tại Nhà trưng bày)

Dưới đây là một số hình ảnh bên trong và ngoài Nhà trưng bày:




Phía xa kia là cánh đồng Ba Thê. Theo ý bạn, 2 linh vật này đang ôm cái gì?
Tượng thần ganesha mình người đầu voi. Dưới chân tượng là cái gì mà tôi ngồi bên tươi vui hớn hở thế bạn?

Phạm Hoài Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét