Ai đã lên miền sơn cước huyện Quan Sơn không khỏi ngẩn ngơ trước những cô gái Thái trong trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn đội đầu. Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, đồng bào các dân tộc Thái nơi đây luôn giữ và trao truyền di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, trang phục là một trong những nét tiêu biểu của sắc thái độc đáo văn hóa Thái.
Nét đẹp từ những bộ trang phục truyền thống
Người Thái là một dân tộc rất coi trọng về hình thức trang phục. Điều này không chỉ thể hiện trong các dịp lễ hội mà ngay trong cuộc sống hàng ngày cũng cần mặc đẹp. Mỗi bộ y phục được làm ra chính là tình cảm, là niềm tự hào của dân tộc Thái. Trang phục nữ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội người Thái. Nó vừa giải quyết nhu cầu “mặc” của các thành viên trong gia đình, vừa thể hiện nét văn hóa đặc trưng của dân tộc thông qua các hoa văn trên trang phục. Bộ trang phục của phụ nữ Thái huyện Quan Sơn bao gồm: Váy, áo, thắt lưng, khăn xéo và các loại trang sức đi kèm như hoa tai, vòng cổ, vòng tay bằng bạc… Để có được “eo kíu meng po” (thắt đáy lưng ong) thì ngay từ khi còn nhỏ, các cô gái Thái đã được các bà, các mẹ dạy cách quấn thắt lưng “Xái khát éo ánh lé” (dải thắt lưng màu xanh) - một loại khăn được dệt bằng vải tơ mềm mại và bền chắc.
Người Thái là một dân tộc rất coi trọng về hình thức trang phục. Điều này không chỉ thể hiện trong các dịp lễ hội mà ngay trong cuộc sống hàng ngày cũng cần mặc đẹp. Mỗi bộ y phục được làm ra chính là tình cảm, là niềm tự hào của dân tộc Thái. Trang phục nữ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội người Thái. Nó vừa giải quyết nhu cầu “mặc” của các thành viên trong gia đình, vừa thể hiện nét văn hóa đặc trưng của dân tộc thông qua các hoa văn trên trang phục. Bộ trang phục của phụ nữ Thái huyện Quan Sơn bao gồm: Váy, áo, thắt lưng, khăn xéo và các loại trang sức đi kèm như hoa tai, vòng cổ, vòng tay bằng bạc… Để có được “eo kíu meng po” (thắt đáy lưng ong) thì ngay từ khi còn nhỏ, các cô gái Thái đã được các bà, các mẹ dạy cách quấn thắt lưng “Xái khát éo ánh lé” (dải thắt lưng màu xanh) - một loại khăn được dệt bằng vải tơ mềm mại và bền chắc.
Trang phục là một trong những nét đẹp tiêu biểu của đồng bào Thái.
Khăn piêu của phụ nữ Thái huyện Quan Sơn không phải trang trí ở toàn bộ diện tích của khăn mà chỉ tập trung đồ án trang trí ở hai đầu. Khăn piêu là sự kết hợp độc đáo, khéo léo giữa màu sắc và hoa văn. Đó là màu xanh của núi rừng, màu vàng của ánh nắng, nương lúa và màu trắng hồng của hoa thơm. Mỗi một hoa văn như cách ứng xử của người Thái với thiên nhiên và bản làng. Theo quan niệm của người Thái khăn piêu còn là tiêu chuẩn để đánh giá tài năng, phẩm hạnh, sự đảm đang của người phụ nữ. Vì thế, để thêu được một chiếc khăn piêu đẹp theo lối truyền thống, đòi hỏi người phụ nữ Thái phải nắm chắc nguyên tắc kỹ thuật đếm sợi vải, với nhiều loại hình khối hoa văn khác nhau như: hình quả trám, chữ dô, hình cây, hoa…
Sự kết hợp tinh tế
Người Thái ở Quan Sơn cư trú ở 6 mường, trong cái chung của cả 6 mường ấy, mỗi mường lại có những sắc thái riêng do những yếu tố về vị trí địa lý và mối quan hệ giao thoa văn hóa trong nội vùng và ngoại vùng chi phối. Trang phục của phụ nữ Thái ở mường Xia, mường Mìn thuộc vùng cao biên giới gần giống nhau và có nét giao thoa với trang phục phụ nữ nước Lào. Đồng bào thường dệt nhiều kiểu váy hoa văn sặc sỡ. Trong đó có váy “mục cọc” hay nói cách khác là váy “xín mục chệt”. Phụ nữ các mường này thường mặc chân váy trên mắt cá chân. Do vậy, nếu nhìn hình thức bên ngoài, khi gặp phụ nữ mặc váy “xín mục” và mặc cao trên mắt cá chân ta có thể nhận biết đó là người ở mường Xia, mường Mìn. Phục nữ Thái ở mường Mò, mường Sại ăn mặc cơ bản giống mường Xia, mường Mìn. Còn mường Hạ thì có một số bản của xã Sơn Hà cũng mặc “xín mục chệt” như phụ nữ ở mường Xia, mường Mìn, mường Mò nhưng chân váy họ mặc dài hơn, trùm mắt cá chân. Ở mường Chự, phụ nữ Thái ở các xã Trung Thượng, Trung Tiến, Trung Hạ, Trung Xuân rất ít khi mặc váy có hoa văn ở phần thân váy. Kiểu mặc này giống với phụ nữ ở mường Ca Da (Quan Hóa) và mường Khoòng (Bá Thước).
Hoa văn trên trang phục của phụ nữ Thái phần lớn mô phỏng thiên nhiên.
Váy chia làm ba phần là cạp váy, thân váy và chân váy, mầu chàm đen, thêu hoa văn phức tạp ở phần chân váy. Điều này có sự khác biệt giữa người Thái ở khu vực Bá Thước, Quan Hóa, Mường Lát và người Thái Trắng ở Thường Xuân, Như Xuân không có họa tiết ở phần chân váy. Cạp váy được dệt bằng vải bông, dệt hình con rồng (hua hung), màu sắc chủ yếu là màu đen, vàng, hồng. Mỗi màu đều dệt hình con rồng khác nhau, được trang trí bằng các họa tiết quả trám, rau sam và họa tiết hình rồng. Cạp váy của người Thái, Quan Sơn gần giống như cạp váy của người Mường ở Hòa Bình và Thanh Hóa. Thân váy được dệt bằng sợi bông, hoa văn là những họa tiết hình chữ nhật thẳng đứng, có các màu chạy quanh ngang bụng. Thân váy có tác dụng tạo cảm giác cho eo của người phụ nữ thêm phần sinh động hơn. Chân váy có nhiều lại như: váy rồng (xín ngước), váy hươu (xín quang), váy mặt trời (xín quăng vướn),... Váy gồm 3 phần (cạp váy, thân váy và chân váy).
Trang phục nam và nữ của dân tộc Thái ở Quan Sơn.
Với chất tài hoa đặc biệt “Úp bàn tay thành hoa, ngửa bàn tay thành lá” (Khoắn mi pín lai – hái mi pín boóc) bằng những loại cây rừng, họ tạo ra các loại thuốc màu xanh, đỏ, tím, vàng… nhuộm sợi và dệt nên khăn, váy, chăm, màn, đệm nằm, quần áo,… với nhiều kiểu kiến trúc hoa văn phong phú đa dạng, mang sắc thái tự nhiên với các cảnh quan thường ngày của vùng núi rừng Thanh Hóa. Hoa văn trên trang phục phụ nữ Thái phần lớn là các hình mô phỏng về thiên nhiên như hoa lá, động vật, mặt trời, các hình khối với nhiều màu sắc sặc sỡ, được kết hợp tinh tế, thể hiện mối quan hệ bền chặt của con người với thiên nhiên.
Lê Hường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét