Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020
Nhộn nhịp mùa "vàng" trên rẻo cao Tả Lèn
Những trải nghiệm hấp dẫn chỉ có ở TP HCM
Thơm ngon gỏi mít non
Ngày bé, mỗi dịp hè tôi lại được về thăm quê nội. Trưa hè oi bức, bà lại ra vườn hái mít non làm gỏi trộn, món ăn tuy đơn giản, nhưng rất ngon và đã đi vào ký ức tuổi thơ tôi như một kỷ niệm khó phai mờ.
Sao sáng sông Trà
Chí sĩ yêu nước Lê Ngung là một trong những ngôi sao sáng ở vùng đất sông Trà. Tài liệu lịch sử đã viết: Lê Ngung là một trong 284 Anh hùng của Việt Nam. Bảo tàng Tổng hợp tỉnh hiện đang làm hồ sơ đề nghị công nhận mộ và đền thờ Lê Ngung là di tích lịch sử cấp tỉnh, như là cách để nhắc nhớ thế hệ hôm nay và mai sau về một con người có tấm lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất.
Chúng tôi tìm về xã Bình Thanh (Bình Sơn), nơi tọa lạc mộ và nhà thờ Lê Ngung. Qua lời kể của ông Lê Thanh Hùng, cháu đời thứ 3 của cụ Lê Ngung, mỗi người đều trào dâng niềm xúc động, hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng yêu nước thương dân, sự hy sinh cao cả của cụ Lê Ngung.
Chợ Chùa- mạch nối quá khứ và hiện tại
Chợ Chùa vừa là tên chợ, vừa là tên thị trấn của huyện Nghĩa Hành. Nằm ven Tỉnh lộ 624B, cách TP.Quảng Ngãi 8km về hướng tây bắc, dấu tích của chợ Chùa xưa còn lại là miếu bà nằm bên chợ, nơi con người đã in dấu trên vùng đất một thời buôn bán sôi động giữa hai miền Kinh - Thượng.
Theo lời kể, tuổi thơ ông Thiệt sớm gắn liền với chợ Chùa. Mới lên 7 tuổi ông đã bị tật ở chân, nên sớm học nghề may vá. Tiệm may của ông nằm bên hông chợ Chùa. Vì vậy, ông đã chứng kiến nhiều câu chuyện văn hóa, sự phát triển, giao thương một thời ở chợ Chùa.
Nhớ món canh tôm rau đắng
Giữa phố đông người, tình cờ nghe bài hát “Còn thương rau đắng mọc sau hè” của cố nhạc sĩ Bắc Sơn, bao nhiêu ký ức tuổi thơ ùa về trong tôi. Nhớ bàn tay ân cần của mẹ nấu bát canh rau đắng với tôm, nhớ mỗi lần bị cảm sốt mẹ vội tìm rau đắng nấu với lá xông hay gội đầu mỗi khi khỏi bệnh.
Ngày đó, cứ sau mỗi trận mưa dông, xung quanh nhà cỏ mọc tua tủa, đặc biệt là rau đắng. Rau có cọng nhỏ, mọc thành luống rậm, xanh mướt, làm dịu mát nắng hè oi ả. Các bà mẹ quê thường dùng loại rau này để chế biến thành thức ăn giải nhiệt.Chà là – miền ký ức của tuổi thơ
Sáng nay đi ngang chợ quê, tình cờ nhìn thấy một phụ nữ lớn tuổi ngồi bên rổ chà là, bao nhiêu ký ức tuổi thơ chợt ùa về...
Cháo lòng, bánh hỏi
Hỏi bữa sáng người Quảng thường ăn gì, thì đa phần sẽ trả lời: Cháo lòng - bánh hỏi. Thực chất hai món điểm tâm này có thể bán riêng biệt ở các quán khác nhau, nhưng ở Quảng Ngãi đến quán cháo lòng, thì hầu hết ai cũng kêu thêm đĩa bánh hỏi để ăn cùng.
Cây đa Di sản đền Thánh Tản
Cây đa cổ thụ trong khuôn viên đền thờ Tản Viên Sơn Thánh ở xóm Quýt (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) là “báu vật” xanh của vùng đất Xứ Đoài ngàn năm mây phủ.
Ở Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích, gắn liền với phong cảnh làng quê “cây đa, bến nước, sân đình”. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Câu chuyện về cây đa cổ thụ xóm Quýt nằm bên đền cổ thờ Tản Viên Sơn Thánh được nhắc đến nhiều lần trong câu chuyện của các chuyên gia thuộc Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) nhưng chỉ khi bước chân đến nơi này mới có thể cảm nhận được sự hoành tráng của một trong những cây đa cổ thụ được cho là lớn nhất ở Việt Nam.Bức tường làm từ 1.000 cối đá thành điểm check-in độc đáo
Nằm bên gành Đá Đĩa (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), có bức tường được làm từ 1.000 cối đá xếp chồng lên nhau khiến du khách vô cùng thích thú.
Hồ Hóc Khế - Chốn 'sơn khê' hữu tình
Nằm ở thôn Khương Mỹ, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang), cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20km, từ ngã ba Túy Loan theo đường ĐT604 ngược lên huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) độ chừng 4km, rẽ trái thêm 500m nữa là du khách đã đến chốn “sơn khê” hữu tình - hồ Hóc Khế.
Hồ Hóc Khế có diện tích rộng gần 20ha, bao quanh bởi rừng keo lá tràm, tạo khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Nước hồ trong xanh, sạch sẽ. Đây là điểm thưởng ngoạn lý thú cho những ai yêu thích phong cảnh thiên nhiên núi rừng và không gian yên tĩnh. Khu vực xung quanh hồ có nhiều vị trí thuận lợi cho các gia đình đến trải nghiệm câu cá, cắm trại thư giãn vào dịp cuối tuần sau những ngày làm việc vất vả.
Giếng trời - Chốn bồng lai tiên cảnh
Nhắc đến Giếng trời, có lẽ nhiều người dân thành phố còn cảm thấy lạ lẫm. Tuy nhiên, với những “phượt thủ”, địa danh này không mới mẻ gì bởi sức hút của vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nơi đây.
Để đến được Giếng trời phải băng qua những đoạn đường trơn trượt, đầy khó khăn, nhưng khi tới nơi, du khách sẽ cảm thấy vô cùng thích thú bởi làn nước trong xanh và mát mẻ. Giếng trời nằm sâu trong núi thuộc địa phận xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Có lẽ do địa hình khó đi nên thắng cảnh này còn ít người biết đến. Khoảng 10 năm trở lại đây, địa danh này được những người đi rừng phát hiện và sau đó một vài nhóm phượt tìm đến để chinh phục và khám phá. Nhờ cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng, Giếng trời được các nhóm phượt chia sẻ lên mạng xã hội và lan truyền đến nhiều bạn trẻ.
Căn nhà màu tím ở Cần Thơ
“Căn nhà màu tím” là tên điểm thưởng thức cà phê, phim trường tọa lạc trên đường Chí Sinh, phường Tân Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Đúng như tên gọi, từ căn nhà, chi tiết trang trí đến chiếc xe đạp, xích đu, ghế ngồi… ở nơi này đều tràn ngập sắc tím. Tím nhạt, tím sen, tím đậm, rồi tím rịm… màu tím “đốn tim” du khách khi đến đây.
* Xứ sở của màu tímKhu Di Tích Nhà Bạch Công Tử – TP Mỹ Tho – Tiền Giang
Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925 – 1926 với tổng diện tích 322 m2 trên một khu đất rộng hơn 4.000 m2, tọa lạc tại làng Mỹ Chánh, quận Kiến Hưng, tỉnh Định Tường nay là số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Sinh thời, ông Lê Công Phước nổi danh giàu có, là “ông hoàng ăn chơi” khắp Nam kỳ lục tỉnh những năm đầu thế kỷ 20. Người đời đặt biệt danh “Bạch công tử” cho ông là để phân biệt với “Hắc công tử” Trần Trinh Huy (hay Công tử Bạc Liêu). Và cũng bởi, ông có nước da trắng trẻo, thư sinh, phong thái luôn ung dung, đĩnh đạc.
Thăm Đình Tân Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Cà Mau
Trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh Cà Mau đã anh dũng chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử. Và trên mảnh đất Cà Mau anh hùng này đã ghi dấu bằng nhiều khu di tích lịch sử cách mạng ý nghĩa, trong đó không thể không nhắc đến Đình Tân Hưng. Đây là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930) và còn là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.
Đình Tân Hưng tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau. Đình Tân Hưng cách thành phố Cà Mau 4 km về phía Nam tuyến kênh Rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước.Địa điểm du lịch Rạch Giá – Kiên Giang thú vị không thể bỏ qua
Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang, đây là thành phố duy nhất ở miền Tây nằm ven biển. Nơi thành phố biển sầm uất này có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với rất nhiều di tích văn hóa, lịch sử giá trị, những công trình kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa giữa 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer. Xin giới thiệu những địa điểm du lịch Rạch Giá bạn không thể bỏ qua.
Ngay khi đến Rạch Giá, bạn đã có thể thấy cổng Tam Quan, đây được coi là biểu tượng của thành phố Rạch Giá. Bạn sẽ ấn tượng ngay với công trình được thiết kế theo phong cách truyền thống của Việt Nam gồm ba ô cửa hình vòng cung, xây dựng kiên cố. Gần nửa thế kỷ, Cổng Tam Quan là niềm tự hào của Kiên Giang luôn mở rộng đón chào khách tứ phương đến thăm.
Cây thốt nốt trái tim ở An Giang đã trở lại
Đến An Giang, du khách không khó bắt gặp những hàng thốt nốt trải dài. Thốt nốt là loại cây đặc trưng của vùng bảy núi An Giang, với hình dáng bên ngoài giống cây dừa và lá cọ. Huyện Tri Tôn hay huyện Tịnh Biên ở An Giang được coi là xứ sở của loài cây này. Những du khách đã từng một lần đến đây đều thưởng thức loại cây trái ngon này và đều nhớ mãi thứ đặc sản của vùng biên.
Hàng thốt nốt tạo thành hình trái tim thuộc địa phận xã An Tức, huyện Tri Tôn, là một trong những điểm check-in được giới trẻ yêu thích khi du lịch An Giang.Cá cháy và sự ra đi kỳ bí của cá cháy
Cá cháy là một loài cá nổi tiếng ở vùng sông nước Hậu Giang. Tuy không phải là loại “sơn hào hải vị” như cá anh vũ trên sông Bạch Hạc xưa kia dùng để tiến vua, nhưng đem so với những loài cá được ghi trong sách đỏ như cá hô, cá tra dầu, cá trắm đen…thì con cá cháy được nhiều người ca ngợi không tiếc lời. Trong Gia Định thành công chí, tác giả Trịnh Hoài Đức cũng nhắc đến loài cá này với cái tên gọi “thiều ngư”.
Cá cháy Đại Ngãi… lên Sài Gòn
Hồi xưa, Vàm Tấn - vàm Đại Ngãi hay thương cảng Đại Ngãi (thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú ngày nay) là 1 trong 2 cửa ngõ xuất khẩu lưu thông hàng hóa quan trọng nhất của tỉnh Sóc Trăng lúc bấy giờ. Tại đây, còn có con cá cháy ngon đến mức được mệnh danh là “Kỳ trân, thủy vật” ngon bậc nhất của sông Hậu.
Cá cháy với cụ VươngĐặc biệt cá cháy lên khỏi mặt nước là chết liền, nên bà con phải biết chế biến kịp thời cho cá tươi ngon. Cá cháy nhiều thịt nhưng cũng lắm xương. Toàn xương chữ “y” giắt trong thịt như cá he. Cá cháy rất nhiều nhớt. Muốn làm sạch nhớt mình phải biết cắt 2 mang, và lấy chính cái miếng mang này vuốt xuôi từ đầu xuống đuôi thì cá mới sạch nhớt.
Bò hít - món ăn vặt tuổi thơ
Có lần, người bạn từ Sài Gòn trên đường về quê ở tít vùng cao phía Bắc, đã tiện đường ghé ngang nhà tôi chơi. Bạn bảo: “Có món gì đặc sản ở đây, dẫn mình đi thưởng thức cho bằng hết nhé”. Tôi chở bạn lòng vòng thành phố, rồi tạt vào quán don, quán ốc hút, bánh rập... Bữa cuối trước khi tiễn bạn lên xe để tiếp tục về lại quê, tôi chợt nhớ ra còn một món ăn gắn liền với nhiều thế hệ học sinh ở quê mình.
Đậm đà bánh bột lọc xứ Quảng
Ở mỗi vùng miền, bánh bột lọc có cách làm khác nhau. Riêng bánh bột lọc xứ Quảng có hương vị đậm đà của nhân tôm, đậu xanh, bánh mềm dai, tạo nên một nét rất riêng.
Nhớ thương nón lá chợ Đình
Chợ Đình, xã Tịnh Bình (Sơn Tịnh) nổi tiếng từ xa xưa với mặt hàng nón lá. Theo dòng chảy của thời gian, nghề làm nón lá dần mai một, để lại sự tiếc nuối trong lòng những ai từng yêu quý chiếc nón lá chợ Đình.
Một thời tấp nậpBên chiếc khung làm nón lá, bà Bùi Thị Xí (73 tuổi) ở xóm Khánh Tượng, thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình như quay trở lại thời gian khi bà ở tuổi đôi mươi. Ngày đó, nhà nào cũng có khung làm nón, nhiều nhất là các thôn Bình Nam, Bình Bắc.
Rừng già Tà Xùa cuốn hút đến quên lối về
Rừng núi miền Tây Bắc của Tổ quốc như một kho tàng các phong cảnh hoang sơ, bí hiểm và quyến rũ mê hoặc lòng người. Những đỉnh núi cao chót vót, mây mù bao phủ trở thành điểm đến cuốn hút nhiều du khách hay người đam mê trekking.
Vừa qua, chúng tôi bị dẫn dụ đến khu rừng già Tà Xùa (Trạm Tấu, Yên Bái) với vẻ đẹp đầy ma mị, cuốn hút đến quên lối về.
Những trải nghiệm nên thử ở Côn Đảo
Không chỉ có nhiều di tích lịch sử, Côn Đảo còn hút khách du lịch bởi sự yên bình và những bãi biển đẹp.
Khám phá vẻ đẹp hồ Núi Một
Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 40 km, hồ Núi Một sở hữu nét đẹp hoang sơ với mặt nước phẳng lặng, yên bình trong bóng hoàng hôn.
Sông nước hữu tình ở đầm Lập An
Cảnh sắc đầm Lập An (Lăng Cô, huyện phú Lộc) được nhiều du khách khen nên thơ, đẹp như bức tranh thủy mặc.
Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt
Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) ở số 1 Vũ Tùng, P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Do vị trí lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung là lăng Ông - Bà Chiểu.
Ngôi chùa hơn 300 tuổi ở Bình Định
Thập Tháp Di Đà là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần nhưng vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm và cổ kính.
Thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong
Nếu có dịp ghé thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều bất ngờ với nét độc đáo về lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa. Ngôi chùa còn như một bảo tàng Khmer thu nhỏ, giúp du khách cảm nhận, khám phá những nét đặc sắc, thú vị.
Đầu tiên, cổng chùa được dựng theo lối tam quan. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), cổng được đắp nổi bởi các mảng phù điêu với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng, kết hợp ít màu hồng nhạt. Riêng con đường từ cổng đi vào chùa được phủ đầy bóng mát của cây sao cổ thụ, những khối kiến trúc kỳ vĩ, với nhiều màu sắc sặc sỡ mang đậm văn hóa truyền thống Khmer hiện ra.
Miếu Kim Hoàn - Tín ngưỡng thờ tổ nghề của người Hoa ở Sóc Trăng
Miếu Kim Hoàn (Tinh Bảo miếu) tọa lạc số 61 đường Lê Lợi, Phường 8 (TP. Sóc Trăng). Lễ giỗ tổ tại miếu Kim Hoàn Sóc Trăng diễn ra từ 14 giờ - 15 giờ ngày 11-2 (âm lịch), vật phẩm cúng tế được đặt trang trọng trước sân lễ, được gọi là lễ chấp minh hay tiên thường để ra mắt ban tế lễ và thỉnh tổ về dự lễ. Đến trưa ngày 12-2 là ngày giỗ chính (chánh tế); lễ tế tiên hiền, hậu hiền cũng tiến hành trong cùng ngày. Có đông đảo nghệ nhân, thợ kim hoàn, chủ tiệm vàng khắp nơi trong tỉnh tề tựu về dự.
Chèo thúng đưa khách du ngoạn đảo Bé
Từ chỗ phát triển nhỏ lẻ thì nay công việc này đã phát triển thành một nghề chuyên nghiệp, trở thành nghề “hot” của ngư dân. Nếu một lần đến đây, du khách đừng quên bỏ lỡ chuyến hành trình khám phá những rặng san hô gần bờ, ngắm cảnh quan đảo Bé trên những chiếc thúng của ngư dân.
Ra đến nơi, những đồng nghiệp của ông Quang đã sẵn sàng phương tiện phục vụ. 5 chiếc thúng, mỗi thúng độ khoảng 2-3 khách. Họ là những người đàn ông trung niên, là những trai tráng sống trên đảo, có kinh nghiệm chèo thúng và tuyệt nhiên không có phụ nữ. Bởi phụ nữ thì không đủ sức vượt qua những con sóng mạnh mẽ.
Về bức ảnh cổ thành Quảng Ngãi đầu thế kỷ XX: Trăm năm người xưa, chuyện cũ
Có lẽ cho đến nay, khó có thể tìm thấy hình ảnh nào về Quảng Ngãi cách đây hơn trăm năm trước, trừ dăm bức ảnh bờ xe nước sông Trà do người Pháp chụp. Vừa rồi, tôi tìm thấy một bức ảnh chụp ở cổ thành Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ XX. Bức ảnh gợi đôi điều về một tỉnh thành cũ mà dường như nay khó tìm ra dấu vết, vài hình bóng người xưa, cùng câu chuyện lịch sử ở cổ thành này vào thời gian đó.
Qua miền sơn cước
Nhiều người cho rằng, vùng núi Quảng Ngãi "không bằng... một góc" vùng cao Tây Bắc. Nhưng với riêng tôi, đã đặt chân đến vùng núi cao của quê hương rất nhiều lần qua những chuyến công tác, thì mảnh đất vùng cao ấy cũng không thiếu những nét đặc trưng, hấp dẫn và thú vị riêng.
Huyện miền núi này là không gian lý tưởng để mỗi người tìm về, với cảm giác bình yên, để được sống chậm lại, đắm mình giữa thiên nhiên hiền hòa. Đến đây, ta như lạc vào một khung cảnh hoàn toàn khác, cái hoang sơ, dung dị của thiên nhiên và con người nơi đây như góp phần tô điểm nên một bức tranh “cao sơn lưu thủy, phong cảnh hữu tình”.
Mát dịu sương sâm
Sương sâm hay còn gọi là nhân sâm là món ăn vô cùng dân dã, giản dị mà có lẽ với những ai sinh ra từ làng đều biết đến. Gọi là dân dã, giản dị bởi nguyên liệu và cả khâu chế biến sương sâm rất gần gũi, quen thuộc, dễ làm.
Bánh nậm, bánh gói quê nhà
Bánh nậm, bánh gói là hai loại bánh song hành trong mỗi mẻ hấp của người dân xứ Quảng. Đó là món ăn dân dã của anh thợ cày vừa xong thửa ruộng; là thức quà quê buổi sáng mà các bà, các mẹ cho con, cho cháu; là món quà mỗi dịp về thăm quê vẫn không quên mua vài chục chiếc để làm quà cho láng giềng, đồng nghiệp.
Khám phá rừng Lam Kinh
Qua hàng trăm năm phát triển, với sự bảo vệ, gìn giữ và chăm sóc của con người, rừng Lam Kinh (Thọ Xuân) đã trở thành tài sản vô giá nơi núi rừng Lam Sơn. Hàng trăm cây cổ thụ trường tồn cùng quần thể lăng tẩm của các vị vua triều hậu Lê đang trở thành địa chỉ tham quan của du khách thập phương.
Mùa thu hoạch cói
Khi nắng mùa hè bắt đầu chói chang cũng là lúc người dân ở các xã Quảng Khê, Quảng Trường… huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) tất bật vào mùa thu hoạch cói.
Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba... tụi nó!
Vẻ đẹp Tây Ninh
Vùng đất giáp biên hiện lên trong bộ ảnh của Nguyễn Tấn Tuấn đầy sắc màu với núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, rừng cao su thay lá...
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020
Đến miền Trung mà ngỡ 'lạc trôi' ở... miền Tây
Nếu rừng tràm Trà Sư (An Giang) nổi tiếng với hệ sinh thái điển hình ở vùng ngập nước phía Tây sông Hậu, thì ở dải đất miền Trung cũng có "người anh em song sinh": rừng ngập mặn bàu Cá Cái ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Chỉ khoảng 5 - 6 năm gần đây, vùng đất này, nơi tôi sinh ra và lớn lên, mới trở thành điểm đến hấp dẫn, mê hoặc bao du khách.
Nghe gốm kể chuyện tâm hồn Việt
Đối với nhiều người chơi đồ cổ ở xứ Quảng, nhà sưu tầm Phạm Văn Phát (51 tuổi) - chủ nhiệm CLB Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật UNESCO Quảng Nam - được biết đến là người đang giữ cho mình nhiều cổ vật hàng trăm năm quý hiếm.
Trong đó phải kể đến nhiều cổ vật thuộc gốm Quảng Đức thuộc hàng hiếm khiến ông mê mẩn và với ông Phát, sưu tầm gốm Việt, ông như được nghe những câu chuyện về tâm hồn Việt thông qua những bình, bát, đĩa gốm tưởng chừng vô tri ấy.
Nghĩa địa cá voi rộng 2.000 m2
21 năm qua, dân làng biển Phước Hải đã chôn cất 455 cá Ông (cá voi) tại nghĩa trang rộng 2.000 m2, thờ cúng và chịu tang như cha mẹ.
Nghề cào hến trên sông Lam
Những ngày nắng nóng gần 40 độ, người dân vẫn ngâm mình trên sông Lam cào hến kiếm 200.000 đến 400.000 đồng mỗi ngày.
Từ 6h, anh Nguyễn Văn Thanh, 38 tuổi, ở xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương mang theo chiếc cào bằng sắt nặng 9 kg, chai nước uống và điếu thuốc lào tới bờ sông Lam cách nhà vài trăm mét.Bỏ đồ nghề lên thuyền, anh Thanh chạy ngược dòng khoảng một cây số tới khúc sông nước sâu hơn một mét, rồi nhảy xuống nước bắt đầu cào hến.
Côn Đảo - thiên đường của bình minh
Côn Đảo in dấu ấn trong tâm hồn của mỗi du khách bằng vẻ đẹp rực rỡ, kỳ vĩ, huyền diệu mà vẫn dịu dàng, bình yên, hồn hậu.
Đậm đà hương vị bánh đa cua đất cảng
Bánh đa cua từ lâu đã trở thành cái tên gắn liền với ẩm thực vùng đất cảng Hải Phòng.
Chúng tôi ghé quán bánh đa cua Bà Cụ tại số 179 phố Cầu Đất (phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) vào một ngày nắng nhiều. Theo chia sẻ của nhiều người, đây là một trong những quán bánh đa cua đầu tiên ở mảnh đất hoa phượng đỏ, đến nay hơn 50 năm tuổi và trải qua 4 đời.
Đắm đuối cháo cá nục bắp chuối
Tôi là dân vùng lúa ven biển nên mê cơm, say cá, thích nước mắm, thiếu là không chịu được. Đi khắp đất nước, ăn đủ các loại cháo nhưng khoái nhất là cháo cá nục kho ăn kèm bắp chuối luộc. Món này chỉ có ở TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) và chỉ bán buổi sáng.
Ăn đã thèm đặc sản miền Trung ở chợ Bà Hoa
Chợ Bà Hoa nằm trên đường Trần Mai Ninh (quận Tân Bình, TP HCM) nhiều năm qua là nơi những người con miền Trung ghé đến để tìm kiếm hương vị quê nhà.
Cổng khắc tên Chợ Phường 11 nhưng lại "vang danh" với cái tên thân thương là chợ Bà Hoa. Nhiều người dân ở đây cho hay đó là tên của người phụ nữ gốc Bắc yêu mến ẩm thực miền Trung nên mua đất, thành lập chợ từ những năm đầu thập niên 1970.Theo thời gian, chợ Bà Hoa ngày càng phát triển, đa dạng mặt hàng như bao ngôi chợ khác. Đặc biệt, lúc nào cũng vậy, chợ này luôn có những quầy ăm ắp sản vật miền Trung. Nhiều người xa quê ghé chợ ăn dĩa bánh bèo, bánh lọc hay mua lọ mắm, hũ ớt… để dành mỗi lúc nhớ nhà. Cũng có người chỉ vì thèm nghe cái giọng quê hương nằng nặng mà da diết nghĩa tình nên vượt đường xa đến đây.
Lội biển qua hải đăng Kê Gà
Mùa hè này, bạn còn 3 dịp để lội bộ qua hải đăng Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận): từ ngày 20 đến 22-6, 4 đến 6-7 và 19 đến 21-7
Hồi trước, khi du lịch ở đây chưa phát triển, muốn ra hải đăng Kê Gà phải thuê thuyền thúng. Sau này khách đông, người dân nâng cấp lên canô chở khách. Tôi đến Kê Gà đôi lần và đã kinh qua cả 2 phương tiện trên. Một lần trò chuyện cùng ông Nguyễn Văn Mỹ, người sáng lập Lửa Việt Tours, ông hỏi: "Vậy đã đi bộ qua hải đăng Kê Gà bao giờ chưa?". Thấy tôi mắt tròn mắt dẹt, ông nói tiếp: "Vậy thì rằm tháng 4 này đi với tôi lội biển qua Kê Gà".
Em đi bán chè thưng
Em đi bán chè thưng
Có một bài vọng cổ xưa, khá nổi tiếng, do hai ông Út, bà Út tài danh của sân khấu cổ nhạc miền Nam trình bày, (Út Trà Ôn và Út Bạch Lan). Bài vọng cổ mở đầu bằng lời rao ngọt lịm của cô Út như sau:Ai ăn chè bột khoai, bún tàu, đậu xanh, nước dừa, đường cát hông
Về Thác Mây xoa dịu nắng hè
Giữa núi rừng hoang sơ, 9 tầng thác mềm mại đổ những dòng nước mát lạnh tựa “chín bậc tình yêu”. Thác Mây là một trong những thác nước đẹp nhất nhì xứ Thanh.
Vườn du lịch sinh thái hấp dẫn ở Cờ Đỏ
Gần đây, khách tham quan đến huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ thường tìm đến vườn du lịch sinh thái của chị Ngô Thị Thảo tại ấp Thạnh Phước 2, xã Trung Thạnh.
Đây là một khu vườn rộng trên 10.000 mét vuông, trồng nhiều loại cây đặc sản như sầu riêng Ri6, măng cụt, bòn bon. Trong vườn chủ nhân bố trí nhiều chòi lá mát rượi. Trong và ngoài chòi trang bị nhiều bàn ghế, võng cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn.
Núi Thiên Mã và dòng sông Kinh
Trong những cảnh vật kỳ thú ở bờ tả sông Trà Khúc, cửa Cổ Lũy, không thể không kể đến núi Thiên Mã và dòng sông Kinh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Mã nay đang xây dựng khu văn hóa Phật giáo, đứng bên bờ cây cầu đang xây dựng sát bên cửa biển, còn dòng sông Kinh lại gắn với nhiều cảnh quan mà khách đến Khu du lịch Mỹ Khê không thể bỏ qua.
Giếng xưa giữa lòng phố thị
“Những ngày nắng hạn hoặc gặp khi lũ lớn, người dân các vùng lân cận vẫn tìm đến giếng này để lấy nước về dùng, bởi giếng này không bao giờ cạn nước”, đó là lời của người dân tổ dân phố 2, thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn) khi nói về giếng cổ giữa lòng thị trấn.
Về thăm quê nhà thơ Tế Hanh
Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi hơn 25km, xã Bình Dương (Bình Sơn) - nơi chôn nhau cắt rốn của nhà thơ Tế Hanh, bình yên đến lạ. Khung cảnh làng quê nơi đây lại gợi nhớ những vần thơ: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc, nước gương trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, toả nắng xuống lòng sông lấp loáng…” (tác phẩm Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh sáng tác năm 1956).
Giờ đây, xã Bình Dương ngày càng thay da đổi thịt, nhưng nét mộc mạc, tự nhiên, chân chất của xóm làng, của con người như trong lời thơ của Tế Hanh thì vẫn vẹn nguyên như xưa. Vẫn còn đó lũy tre làng soi bóng trên sông; những đứa trẻ hồn nhiên nô đùa, thả những cánh diều uốn lượn trên nền trời xanh, và còn đó chiếc cầu tre gõ nhịp yên bình...
Nghề khe hàu trên bãi đá
Những con hàu sữa bé tí bám chi chít trên các mỏm đá ven biển xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã tạo nguồn sinh kế cho nhiều dân cư sinh sống nơi đây.