Ngôi đình làng Diềm xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh là một trong những điểm đến thu hút du khách khi đến với tỉnh Bắc Ninh, bởi nơi đây lưu giữ một kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đó là bức cửa võng.
Được xây dựng năm 1692, đình làng Diềm thờ Đức thánh Tam Giang là hai anh em Trương Hống và Trương Hát, những người có công theo Triệu Việt Vương đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ VI.
Đình làng Diềm có kiến trúc đặc trưng của đình làng Bắc Bộ, bao gồm nhà tiền tế, đại đình. Với 4 mái cong được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, phía ngoài, trừ hình rồng vờn mây được chạm ở các đầu mái cong, tất cả phần khung gỗ còn lại của khung đình đều được bào trơn, soi gờ chỉ chạy thẳng. Bước vào cửa đình, ai cũng sửng sốt khi đập vào mắt là hình ảnh bức cửa võng hoành tráng, lộng lẫy và được chạm khắc công phu, cầu kỳ, có một không hai.
Tháng 1 năm 2020, bức cửa võng đình Diềm đã chính thức được công nhận là Bảo vật Quốc gia. |
Cổng đình làng Diềm.
Bức cửa võng đình Diềm có kích thước đồ sộ, hoành tráng với 4 tầng trải dài từ nóc xuống sát nền đình.
Tầng thứ 3 của cửa võng được chạm khắc tỉ mỉ, sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Hình rồng được chạm chìm, nổi hút mắt trên cửa võng.
Những đèn lồng bằng gỗ được trang trí giữa hai tầng của cửa võng tạo nên sự uyển chuyển.
Hoa sen, tre những biểu tượng thân thuộc, thuần Việt tô điểm cho bức cửa võng đình Diềm.
Một trong bốn tượng cô tiên đang vén mây nhìn xuống tại tầng thứ 2 của cửa võng.
Một trong những hình chạm đặc sắc, độc đáo nhất của bức cửa võng.
Hình rồng được người xưa chạm khắc nhiều nhất, với nhiều kiểu, nhiều tư thế sống động trên cửa võng.
Hình chạm khắc sinh động này là ở điểm cuối cùng bên trái của bức cửa võng.
Hình tượng rùa là linh vật duy nhất mà mọi người có thể nhận ra trong hàng trăm các linh vật có hình dáng kỳ lạ tại tầng thấp nhất của cửa võng.
Một trong số hàng trăm linh vật có hình dáng kỳ lạ được chạm trên cửa võng.
Những họa tiết cực kỳ đặc sắc, đẹp mắt trên bát bửu tại đình Diềm.
Trong số hàng trăm linh vật chạm khắc trên cửa võng, người xem có thể chỉ nhìn ra duy nhất hình con rùa, còn lại có thể mặc sức tưởng tượng. Lạ hơn, người xưa còn chạm nổi hình một cô thôn nữ yểu điệu trên bức cửa võng …. Mỗi tầng trang trí với các chủ đề khác nhau, nhưng tất cả các tầng lại có mối liên kết hài hòa, uyển chuyển, mang vẻ đẹp nhân sinh, đề cao cuộc sống con người lao động và tinh thần dân chủ cũng như khát vọng phồn thực, mong muốn sự sinh sôi nảy nở của con người trong cuộc sống…
Bài và ảnh: Việt Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét