Đảo Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách đất liền 32km về phía Tây, diện tích đảo khoảng 7 km vuông, điểm cao nhất so với mực nước biển gần 170 m. Hòn Chuối, tuy không có nhiều cảnh đẹp và sự trù phú như những Đảo khác nhưng lại là nơi chất chứa nhiều câu chuyện ấm áp đầy chân thành, mộc mạc của tình quân nhân.
Hòn Chuối nhìn từ xa
Hòn Chuối là một trong những đảo tiền tiêu quan trọng phía Tây Nam của Tổ quốc; là một trong 5 đảo của Đề án xây dựng đảo Thanh niên (giai đoạn 2013 – 2020) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đảo có địa hình rất phức tạp, độ dốc cao, điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt.
Diện tích đảo khoảng 7 km vuông
Trên đảo chỉ có 3 đơn vị đứng chân là Trạm Ra đa 615 thuộc Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân, đồn Biên phòng 704 thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau và Trạm Hải đăng Hòn Chuối thuộc Bộ GTVT.
Hiện trên đảo có 60 hộ dân với hơn 200 người sinh sống, tuỳ theo từng mùa đi biển. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá lồng và đánh bắt thủy hải sản.
Nhà của người dân dưới chân đảo
Hòn Chuối có ba gành: Gành Nam, Gành Chướng và Gành Nồm. Từ tháng Chín đến tháng Ba âm lịch, người dân sống ở Gành Nam để tránh gió chướng. Và ngược lại, từ tháng Ba đến tháng Chín âm lịch, cộng đồng lại gồng gánh nhau về Gành Chướng để tránh gió mùa Tây Nam”. Thời điểm dọn nhà là lúc giao mùa, khi hai ngọn gió chưa nổi lên, cả hai phía hòn đều lặng sóng.
Bao quanh đảo là những vách đá và rừng nguyên sinh
Tuy nhiên, điều kiện sinh hoạt, đi lại của quân và dân trên đảo còn rất nhiều khó khăn. Đảo Hòn Chuối chưa có trạm y tế, chưa có hệ thống trường học quốc gia, chỉ có một lớp học tình thương do bộ đội biên phòng quản lý. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn là thế nhưng nụ cười thì không bao giờ thiếu trên khuôn mặt của những ngư dân trên đảo. Vì mọi người được sống trong môi trường trong lành, không hơn thua nhau, không tội phạm, không gây rối trật tự.
Trên đảo vẫn có không gian vui chơi cho các em học sinh sau mỗi giờ lên lớp.
So với các đảo Thổ Chu, Hòn Khoai, Nam Du, Hòn Đốc, để lên được đảo Hòn Khoai khá là vất vả. Hòn Chuối không có tuyến du lịch, muốn ra đảo phải đi tàu của bộ đội biên phòng hoặc tàu cá của dân đi biển.
Mạng viễn thông đã phủ sóng trên đảo
Đường lên đảo Hòn Chuối đến nay vẫn chỉ là những bậc cầu thang mấp mô, hoặc bám vào những bờ đá lởm chởm. Các phương tiện giao thông như xe máy, xe đạp chưa xuất hiện tại đây.
Đến nay, Hòn Chuối vẫn còn hoang sơ đến bí hiểm, với những vách đá dựng đứng cao hàng chục mét và rừng nguyên sinh rậm rạp. Loại cây nhiều nhất ở đây là chuối rừng, vì vậy đảo mới có tên gọi là Hòn Chuối.
Có dịp du lịch Cà Mau, đến thăm đảo bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống ấm áp nghĩa tình của quân, dân xứ đảo. Quân dân ở đây đã gác lại thanh xuân, tuổi trẻ, những hạnh phúc giản đơn cùng nhau ra đây cùng nhau xây dựng, bảo vệ từng tấc đất, tấc biển thiêng liêng của tổ quốc.
Người dân phơi hải sản khô
Một điểm tham quan không thể bỏ qua là Hải đăng Hòn Chuối tọa lạc trên đỉnh núi cao nhất do người Pháp xây dựng. Hải đăng Hòn Chuối không được đẹp nếu so với các ngọn hải đăng khác nhưng chắc chắn bạn sẽ có một trải nghiệm thú vị để đến được hải đăng sau khi băng qua cánh rừng nguyên sinh khoảng 3,5km, 43 bậc cầu thang xoắn ốc.
Hải đăng Hòn Chuối
Từ đỉnh núi phóng tầm mắt ra xa là một khung cảnh sinh động. Những ngư dân cặm cụi mưu sinh kiếm sống, người quăng chài, người câu cá những lồng bè nhỏ bé khin khít nương tựa vào nhau giữa biển cả mênh mông.
Khi hoàng hôn dần buông, những đốm sáng dần dần xuất hiện nhiều hơn trên biển, lung linh huyền ảo như chốn bồng lai. không có cái gì gọi là đơn độc, nhìn khung cảnh giống đêm trăng trung thu vui thú đèn hoa ví diệu vô cùng.
Hải sản ở đây vô cùng phong phú, hương vị thơm ngon, bổ dưỡng du khách đến đây có nhiều sự lựa chọn cho ăn uống hay làm quà.
Với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, khí hậu mát mẻ cùng hải sản tươi ngon Hòn Chuối đang là điểm đến lý tưởng dành cho những du khách thích khám phá, ưa mạo hiểm muốn trải nghiệm những điều mới mẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét