Đó là làng Bùng, một xứ quê bình yên e ấp gần dãy núi Chùa Thầy linh thiêng. Người ta kể tiến sĩ Phùng Khắc Khoan (1528-1613), một quan Trạng làng Bùng đã cho xây hai chiếc cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên bên hồ Long Chiểu ở chùa Thầy (năm 1602). Đó là hai điểm nhấn về phong thủy để đem lại phúc đức tài lộc cho con cháu xứ Đoài...
Cả đời tôi mỗi khi về quê đều phải trầm mình qua cầu vồng bụi của hai làng Bùng và Vĩnh Lộc (xã Phùng Xá-Thạch Thất-Hà Nội). Xưa làng Bùng làm nghề dệt đũi còn đỡ, nhưng nay cũng ganh đua cưa cắt sắt thép và đúc tôn ầm ầm nên bụi mịn lại càng nhiều. Một thuở các doanh nhân trẻ ở đây còn buôn cả đống xe tăng cũ để lấy thép làm công cụ nông nghiệp. Ôtô qua lại đón hàng bấm còi inh ỏi, Phùng Xá tựa một công trường khổng lồ.
Phía sau con phố
Phía sau con phố
Đó là làng Bùng, một xứ quê bình yên e ấp gần dãy núi Chùa Thầy linh thiêng. Người ta kể tiến sĩ Phùng Khắc Khoan (1528-1613), một quan Trạng làng Bùng đã cho xây hai chiếc cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên bên hồ Long Chiểu ở chùa Thầy (năm 1602). Đó là hai điểm nhấn về phong thủy để đem lại phúc đức tài lộc cho con cháu xứ Đoài.
Khi tôi đến nhà thờ trong xóm mới hay biết bao điều khắc cốt ghi tâm của Trạng Bùng vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Đó là bốn tập sách chữ Hán. Những chiếc khăn lụa trong veo như lọc qua thời gian những vần thơ phảng phất tâm hồn và khí phách của Phùng Khắc Khoan.
Khi tôi đến nhà thờ trong xóm mới hay biết bao điều khắc cốt ghi tâm của Trạng Bùng vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Đó là bốn tập sách chữ Hán. Những chiếc khăn lụa trong veo như lọc qua thời gian những vần thơ phảng phất tâm hồn và khí phách của Phùng Khắc Khoan.
Làng Phùng Xá hiện nay.
Tôi được anh Phùng Khắc Thành (hậu duệ đời thứ 21 của Phùng Khắc Khoan) tiếp đón. Anh đọc cho tôi nghe những câu thơ thật thấm đẫm chất thiền tự của Phùng Khắc Khoan qua bài “Trong mơ làm thơ về hoa mai nở sớm”. Giọng anh chậm rãi trầm tĩnh: “Khí tốt bảy ngày quay trở lại/ Một cành hoa đã nở phương Nam/ Giữ xuân vững chắc, đời tin cậy/ Tạo được danh thơm ức vạn năm”.
Anh kể đây là bài thơ mà tiến sĩ Phùng Khắc Khoan làm khi thay mặt triều Lê Trung Hưng (1533-1788) đi sứ nhà Minh (năm 1598). Đây là chuyến đi đòi công nhận sự trở lại của vương triều Lê sau khi đánh bại nhà Mạc. Nhưng triều Minh đã trì hoãn và hạch sách đủ điều. Cuốn sách “Phùng tướng công phụng Bắc sứ lý” đã ghi chép đầy đủ sự kiên trì và khôn khéo của Phùng Khắc Khoan.
Suốt một năm trời chờ đợi trên đất khách quê người. Phùng tướng công đã thể hiện khí phách của một dân tộc anh hùng trước những đối đáp rất hùng biện đã đem lại thành công cho triều Lê Trung Hưng (được phong An Nam Quốc Vương)
Trong thời gian này Phùng tướng công luôn nghĩ tới quê hương. Ngoài làm thơ, ông đã tìm cách học nghề đúc lưỡi cày và dệt tơ. Ấy là chưa nói Phùng tướng công đã tìm mọi cách lấy hạt giống mang về và học cách làm thủy lợi nông nghiệp. Sau khi về hưu, Phùng tướng công trở về quê an trí và truyền dạy cho dân làng Bùng và Vĩnh Lộc những nghề mà mình đã tích lũy được.
Dân làng đều tôn vinh Phùng tướng công là Trạng Bùng để tỏ lòng ngưỡng mộ tài năng và đức độ của ngài. Từ đó dân Phùng Xá nổi tiếng với câu ca: “Trước là dệt lụa/ Sau là rèn kim”. Trạng Bùng ngày ngày tiêu dao đó đây và dạy học. Hai chiếc cầu mà Trạng Bùng cho xây ở chùa Thày đã thể hiện trình độ về phong thủy và kinh dịch lý số rất tài ba.
Thơ của Phùng tiên sinh luôn tỏa sáng về đức hạnh và thiền tự nội tâm sâu sắc. Lúc này anh Phùng Khắc Thành chợt giở tập sách “Phụ công thi tập” (Sáng tác của Phùng Khắc Khoan) và đọc cho tôi nghe bài thơ “Nỗi lòng đêm thu”.
Bài thơ thể hiện tâm trạng của Phùng tiên sinh luôn lo lắng cho vận mệnh nước nhà. Giọng thơ khắc khoải ưu tư: “Trăm mối ngổn ngang, lần lượt qua/ Huống đêm thu không động lòng ta/ Lòng lo nước thiên hình vạn trạng/ Tình cha mẹ mộng vấn canh ba…”. Tấm lòng thi nhân luôn đau đáu nỗi niềm: “Được mất xưa nay thướng đắp đổi/ Đời người quý kẻ mặn tình xưa” (Đêm Ba mươi Tết).
Làng “Giám đốc”
Người dân quanh vùng đều gọi đường huyện qua hai làng Bùng và Vĩnh Lộc là con phố sắt. Họ kiềng mặt dân Phùng Xá bởi cái sự liều. Ngay tổ nghề Phùng Khắc Khoan cũng không thể tưởng tượng được lũy tre làng yên bình lại sầm uất đến thế.
Đầu tiên chỉ là mấy lò rèn chí chát bên đường chuyên đúc dao, cuốc, xẻng và lưỡi cày. Ánh lửa rèn Phùng Xá vẫn còn ghi lại trong dân gian rằng: “Phì phò bễ thổi đêm ngày/ Cô nàng có đúc lưỡi cày thì qua”. Hoặc làng Bùng vẫn còn lưu truyền: “Hỡi cô mà thắt bao xanh/ Có về Bùng Xá với anh thì về/ Bùng Xá có lịch có lề/ Có ao tắm mát có nghề cửi canh”.
Giờ đây cũng khó ai ngỡ Phùng Xá được mệnh danh là làng “Giám đốc” bởi cứ bốn nhà làm nghề cơ khí đúc rèn là có một giám đốc xí nghiệp hay công ty. Phùng Khắc Bắc kể trong làng nổi tiếng có giám đốc Chu Văn Thành (Công ty TNHH Huy Thành). Ông chủ Thành có tới 8 anh chị em thì ai cũng là giám đốc của một đơn vị kinh doanh và sản xuất cơ khí độc lập. Hàng trăm giám đốc trẻ trong làng dám đầu tư máy móc hiện đại và sản xuất theo dây chuyền.
Đầu tiên chỉ là mấy lò rèn chí chát bên đường chuyên đúc dao, cuốc, xẻng và lưỡi cày. Ánh lửa rèn Phùng Xá vẫn còn ghi lại trong dân gian rằng: “Phì phò bễ thổi đêm ngày/ Cô nàng có đúc lưỡi cày thì qua”. Hoặc làng Bùng vẫn còn lưu truyền: “Hỡi cô mà thắt bao xanh/ Có về Bùng Xá với anh thì về/ Bùng Xá có lịch có lề/ Có ao tắm mát có nghề cửi canh”.
Giờ đây cũng khó ai ngỡ Phùng Xá được mệnh danh là làng “Giám đốc” bởi cứ bốn nhà làm nghề cơ khí đúc rèn là có một giám đốc xí nghiệp hay công ty. Phùng Khắc Bắc kể trong làng nổi tiếng có giám đốc Chu Văn Thành (Công ty TNHH Huy Thành). Ông chủ Thành có tới 8 anh chị em thì ai cũng là giám đốc của một đơn vị kinh doanh và sản xuất cơ khí độc lập. Hàng trăm giám đốc trẻ trong làng dám đầu tư máy móc hiện đại và sản xuất theo dây chuyền.
Cổng làng Bùng.
Làng nghề cổ hơn 400 năm này có tiếng là chịu chơi. Ham kiếm tiền và bạo dạn vay vốn đầu tư. Đúng là con cháu Phùng tiên sinh có khác. Họ dám buôn cả máy bay hỏng về phá dỡ thì biết rồi đó. Anh Phùng Khắc Bắc cười nói hể hả với tôi.
Nay khu công nghiệp của Phùng Xá rộng tới 11 ha. Hàng trăm công ty ra đời và ai cũng có nguồn đầu ra dồi dào. Nhiều xí nghiệp phải cho công nhân ba ca mới kịp trả hàng xuất khẩu đi mấy nước như Lào và Campuchia. Thêm nữa, trong làng còn có 1.000 cơ sở sản xuất riêng với những chủng loại hàng truyền thống. Toàn xã có tới 7.000 lao động, chưa kể có tới hơn 1.000 người làm thuê từ các xã quanh vùng. Người đến đặt hàng ở đây thật đa dạng các chủng loại. Vẫn còn đó những hàng đúc cuốc xẻng, cày bừa, kể cả ống sắt, bản lề và đinh các kích cỡ. Nhưng khu công nghiệp Phùng Xá giờ đây nổi tiếng với những mặt hàng lớn như khung nhà cỡ lớn, tôn lượn, tôn lá, cửa sắt và dây thép các loại.
Điều thú vị nhất là Phùng Xá hàng trăm năm nay vẫn tổ chức lễ hội ở nhà thờ Phường Bừa. Họ thường thi cày bừa để chọn ra thợ đúc cày bừa giỏi nhất. Anh Phùng Khắc Bắc còn hồ hởi kể dân Phùng Xá còn làm nhiều máy tuốt lúa bán khắp mấy tỉnh đồng bằng. Lò mạ, lò nung mọc lên nhan nhản.
Nghe anh Bắc kể ra một loạt mặt hàng mà ù cả tai. Nhưng khi anh Bắc nói dân Phùng Xá mới thi công xong một cây cầu thép có trọng tải vài chục tấn thì thôi rồi. Chả còn gì để nói hơn đến sự bùng nổ của làng sắt thép này nữa. Trước mắt tôi những ngọn lửa lò đang hừng hực cháy. Đó là ngọn lửa từ ngày Phùng Tiên sinh thắp lên ánh sáng ban đầu. Những sản phẩm cơ khí mang thương hiệu “Phùng Xá” đã khởi động phát triển sang thị trường toàn khu vực Asian. Một gương mặt công nghiệp hiện đại ở thủ đô được hình thành từ đây, Phùng Xá một ngôi làng cổ tích ngàn năm.
Làng “Tiến sĩ”
Nhiều người dễ tưởng nhầm dân Phùng Xá chỉ ham làm giàu. Nhìn khu công nghiệp hoành tráng thế ai cũng biết là đó là làng tỉ phú. Nhưng thực ra làng Bùng lại nức tiếng là hiếu học. Từ thời Phùng Khắc Khoan, dân làng Bùng đã chú ý tới việc dành đất để canh tác riêng cho việc khuyến học. Phải nói Trạng Bùng chính là linh hồn của làng quê văn hiến. Bởi sau đó dân làng Bùng đã có nhiều người đỗ đạt khoa bảng đứng vào hàng nhất huyện và tỉnh Sơn Tây xưa. Nổi lên thời triều đại Tây Sơn và nhà Nguyễn, xứ Đoài có 17 vị Tiến sĩ thì Phùng Xá chiếm tới 8 người.
Bia văn chỉ của làng đã ghi, cùng với Tiến sĩ Phùng Khắc Khoan đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ triều Lê Trung Hưng thì trước đó có đệ tam tiến sĩ Phùng lĩnh hầu Vũ Đình Dung (triều Lê) và Thám hoa Nguyễn Đăng Đạt (triều Trần). Chưa hết làng Bùng còn có 8 di tích cấp thành phố và quốc gia. Trong đó có hai Văn chi và Võ chỉ ghi rõ những người đã đỗ đạt cao qua các triều đại.
Hiện riêng làng Bùng có hơn 500 người tốt nghiệp đại học, 59 thạc sĩ, 9 tiến sĩ và 2 phó giáo sư. Đó là hình ảnh của làng “Tiến sĩ” mà tướng công Phùng Khắc Khoan đã dạy mà nên: “Nam nhi tự cổ đều chí cả/ Gắng công bền chí với nghiệp nhà” (Nỗi lòng đêm thu).
Bia văn chỉ của làng đã ghi, cùng với Tiến sĩ Phùng Khắc Khoan đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ triều Lê Trung Hưng thì trước đó có đệ tam tiến sĩ Phùng lĩnh hầu Vũ Đình Dung (triều Lê) và Thám hoa Nguyễn Đăng Đạt (triều Trần). Chưa hết làng Bùng còn có 8 di tích cấp thành phố và quốc gia. Trong đó có hai Văn chi và Võ chỉ ghi rõ những người đã đỗ đạt cao qua các triều đại.
Hiện riêng làng Bùng có hơn 500 người tốt nghiệp đại học, 59 thạc sĩ, 9 tiến sĩ và 2 phó giáo sư. Đó là hình ảnh của làng “Tiến sĩ” mà tướng công Phùng Khắc Khoan đã dạy mà nên: “Nam nhi tự cổ đều chí cả/ Gắng công bền chí với nghiệp nhà” (Nỗi lòng đêm thu).
Vương Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét